Hệ thống truyền thông Việt Nam đồng loạt sửa tựa bài tường thuật cuộc họp của chính phủ hôm 29 Tháng Mười Hai, biến chỉ trích có địa chỉ cụ thể của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng, thành chung chung.
Trong cuộc họp giữa giới lãnh đạo chính phủ Việt Nam với giới lãnh đạo chính quyền các tỉnh, thành phố, ông Phúc chỉ trích gay gắt quy hoạch đô thị ở Hà Nội...
Ông Phúc dẫn trường hợp cho xây dựng cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ làm ví dụ và nêu câu hỏi: Ai cho phép xây cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ? Không có lý thuyết nào về quy hoạch lại chấp nhận chuyện cho xây dựng tại một nơi như Giảng Võ cao ốc 50 tầng, với hàng ngàn căn hộ cao cấp. Nếu mỗi gia đình có hai xe hơi thì ra vào, qua lại thế nào? Nếu khoảng đất trống nào cũng cấp giấy phép xây dựng cao ốc hết thì Hà Nội sẽ ra sao? Ông Phúc khẳng định, thảm trạng là do chúng ta gây ra!
Cũng theo lời của thủ tướng Việt Nam thì ông ta từng yêu cầu chính quyền thành phố Hà Nội kiểm tra và báo cáo về trường hợp cấp cấp giấy phép xây dựng cao ốc 50 tầng tại Hà Nội trước ngày 15 nhưng tới nay (29 Tháng Mười Hai) vẫn chưa nhận được báo cáo.
Chủ đầu tư Vinhomes Giảng Võ là ba tập đoàn tư nhân: Tập đoàn Vingroup, tập đoàn T&T, tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Trong ba tập đoàn này, Vingroup là một cái tên mà gần như không người Việt nào không biết. Chủ tịch Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng, 48 tuổi.
Ông Vượng là người được gửi sang Nga du học năm 1987. Tại Nga, ông Vượng trở thành một trong những “soái” (cách cộng đồng người Việt ở Nga và Đông Âu gọi những ông trùm đứng phía sau tất cả những hoạt động kinh doanh cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp) nổi tiếng nhất. Giống như nhiều “soái” khác, sau khi Việt Nam “đổi mới,” ông Vượng quay trở về Việt Nam đầu tư và trở thành “soái” thành công nhất.
Vincom rồi Vingroup của ông Vượng liên tục được cấp giấy phép đầu tư các dự án bất động sản trên những khu đất được ví là “vàng” trên khắp Việt Nam, kể cả những khu đất thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An. Những dự án bất động sản đó góp phần đưa ông Vượng vào danh sách các tỷ phú trên thế giới do Forbes công bố hàng năm. Tên ông Vượng xuất hiện trong danh sách này vào năm 2013 (xếp thứ 974 với tổng giá trị tài sản là $1.5 tỷ). Sau ba năm, mới đây, theo xếp hạng của Forbes, ông Vượng xếp thứ 916 trong danh sách các tỷ phú trên thế giới với tổng giá trị tài sản là 2.2 tỷ (trong ba năm tổng giá trị tài sản tăng thêm $700 triệu).
Có một điểm đặc biệt là dù các dự án bất động sản của ông Vượng có rất nhiều điểm bất thường và gây ra đủ thứ xáo trộn về mọi mặt nhưng ông Vượng chưa bao giờ bị hệ thống truyền thông Việt Nam chỉ trích. Những thông tin bất lợi cho Vingroup rất hiếm.
Chỉ trích của ông Phúc, thủ tướng Việt Nam đối với cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ cũng thuộc loại hiếm vì rất nhiều người biết chủ đầu tư là ông Vượng.
Tuy nhiên ngay cả thủ tướng Việt Nam cũng không thể tạo ra ngoại lệ. Lúc đầu, rất nhiều bài tường thuật cuộc họp của chính phủ Việt Nam hôm 29 Tháng Mười Hai, đưa chi tiết cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ vào tựa vì báo giới ở đâu cũng biết độc giả của họ quan tâm đến điều gì. Tuy nhiên ngay sau đó hệ thống truyền thông Việt Nam đồng loạt sửa tựa, bỏ chi tiết cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ.
Chẳng hạn, Người Lao Động đổi tựa: “Thủ tướng: Quy hoạch nào cho xây chung cư 50 tầng ở Giảng Võ?” thành “Chung cư cao tầng dày đặc gây ách tắc giao thông.” Báo điện tử VietNamNet thì đổi tựa: “Chung cư 50 tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ô tô đi đường nào?” thành “Chung cư cao tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ô tô đi đường nào?” Báo Dân Việt đổi tựa: “Trung tâm Giảng Võ xây chung cư 50 tầng sao chịu nổi chứ?” thành “Thủ tướng: Không vì lợi ích trước mắt mà quên cộng đồng.” Zing đổi tựa: “Thủ tướng: Ai cấp phép xây cao ốc 50 tầng ở Giảng Võ” thành “Hà Nội, TP.HCM cần rà soát lại quy hoạch đô thị.” Trang web của Đài Phát thanh quốc gia (VOV) đổi tựa: “Thủ tướng nói về việc xây chung cư cao tầng ở khu đất Giảng Võ” thành “Cám ơn thủ tướng…”
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, những tỷ phú bất động sản của Việt Nam làm giàu phần nhiều nhờ sự thiếu minh bạch trong chính sách mà cụ thể là quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Điều này gây ra những bất bình đẳng trong xã hội và tiềm ẩn những bất ổn:
Quy định đất đai là sở hữu toàn dân mà toàn dân không phải là pháp nhân, vì vậy nhà nước không chịu trách nhiệm là người chủ sở hữu nhưng lại được hưởng quyền là người sử dụng và nhà nước sử dụng quyền đó bằng cách tịch thu đất của nông dân với giá rất thấp rồi dùng quyền của mình chuyển đất đó thành đất xây dựng và cho một số người nào đấy với một lý do nào đó rất không minh bạch để thuê lại…. sự bất bình đẳng, bất công và sự bất ổn trong xã hội là điều đáng lo ngại.
Thống kê của các cơ quan chức năng Việt Nam gần đây cho thấy khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai luôn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy trong năm 2014 bộ này đã tiếp nhận hơn 3,300 đơn thư tố cáo, khiếu nại, tranh chấp đất đai, chiếm tới 97% tổng số đơn thuộc các lĩnh vực bao gồm đất đai, môi trường và khoáng sản gửi về bộ để giải quyết. Theo Thanh tra Chính phủ, trong năm 2015 có đến 64% khiếu nại, tố cáo của công dân gửi lên cơ quan này là liên quan đến đất đai. Cơ quan này nhận xét, khiếu nại tố cáo, tranh chấp liên quan đến đất đai vẫn diễn ra phổ biến, có chiều hướng phức tạp, kéo dài, đông người tham gia. Thậm chí, nhiều đoàn đông người khiếu kiện vượt cấp lên các cơ quan trung ương gây mất trật tự, an toàn xã hội, tạo ra những dư luận tiêu cực trong xã hội và nhân dân.
Để răn đe những người khiếu kiện đất đai ngày một đông lên trung ương, trong những năm qua, các tòa án tại Việt Nam cũng đã xét xử một số những dân oan khiếu kiện lên trung ương vì mất đất với các tội danh chủ yếu như gây rối trật tự công cộng hay chống người thi hành công vụ. Cụ thể như trường hợp của nhà hoạt động về đất đai, bà Cấn Thị Thêu, người cũng đã bị mất đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội cho một dự án phát triển đô thị. Bà bị kết án 20 tháng tù giam vào tháng 9 vừa qua với tội danh gây rối trật tự công cộng.
Hệ thống truyền thông Việt Nam đồng loạt sửa tựa bài tường thuật cuộc họp của chính phủ hôm 29 Tháng Mười Hai, biến chỉ trích có địa chỉ cụ thể của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng, thành chung chung.
Trả lờiXóaTrong cuộc họp giữa giới lãnh đạo chính phủ Việt Nam với giới lãnh đạo chính quyền các tỉnh, thành phố, ông Phúc chỉ trích gay gắt quy hoạch đô thị ở Hà Nội...
Ông Phúc dẫn trường hợp cho xây dựng cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ làm ví dụ và nêu câu hỏi: Ai cho phép xây cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ? Không có lý thuyết nào về quy hoạch lại chấp nhận chuyện cho xây dựng tại một nơi như Giảng Võ cao ốc 50 tầng, với hàng ngàn căn hộ cao cấp. Nếu mỗi gia đình có hai xe hơi thì ra vào, qua lại thế nào? Nếu khoảng đất trống nào cũng cấp giấy phép xây dựng cao ốc hết thì Hà Nội sẽ ra sao? Ông Phúc khẳng định, thảm trạng là do chúng ta gây ra!
Cũng theo lời của thủ tướng Việt Nam thì ông ta từng yêu cầu chính quyền thành phố Hà Nội kiểm tra và báo cáo về trường hợp cấp cấp giấy phép xây dựng cao ốc 50 tầng tại Hà Nội trước ngày 15 nhưng tới nay (29 Tháng Mười Hai) vẫn chưa nhận được báo cáo.
Chủ đầu tư Vinhomes Giảng Võ là ba tập đoàn tư nhân: Tập đoàn Vingroup, tập đoàn T&T, tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Trong ba tập đoàn này, Vingroup là một cái tên mà gần như không người Việt nào không biết. Chủ tịch Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng, 48 tuổi.
Ông Vượng là người được gửi sang Nga du học năm 1987. Tại Nga, ông Vượng trở thành một trong những “soái” (cách cộng đồng người Việt ở Nga và Đông Âu gọi những ông trùm đứng phía sau tất cả những hoạt động kinh doanh cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp) nổi tiếng nhất. Giống như nhiều “soái” khác, sau khi Việt Nam “đổi mới,” ông Vượng quay trở về Việt Nam đầu tư và trở thành “soái” thành công nhất.
Vincom rồi Vingroup của ông Vượng liên tục được cấp giấy phép đầu tư các dự án bất động sản trên những khu đất được ví là “vàng” trên khắp Việt Nam, kể cả những khu đất thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An. Những dự án bất động sản đó góp phần đưa ông Vượng vào danh sách các tỷ phú trên thế giới do Forbes công bố hàng năm. Tên ông Vượng xuất hiện trong danh sách này vào năm 2013 (xếp thứ 974 với tổng giá trị tài sản là $1.5 tỷ). Sau ba năm, mới đây, theo xếp hạng của Forbes, ông Vượng xếp thứ 916 trong danh sách các tỷ phú trên thế giới với tổng giá trị tài sản là 2.2 tỷ (trong ba năm tổng giá trị tài sản tăng thêm $700 triệu).
Có một điểm đặc biệt là dù các dự án bất động sản của ông Vượng có rất nhiều điểm bất thường và gây ra đủ thứ xáo trộn về mọi mặt nhưng ông Vượng chưa bao giờ bị hệ thống truyền thông Việt Nam chỉ trích. Những thông tin bất lợi cho Vingroup rất hiếm.
Chỉ trích của ông Phúc, thủ tướng Việt Nam đối với cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ cũng thuộc loại hiếm vì rất nhiều người biết chủ đầu tư là ông Vượng.
Tuy nhiên ngay cả thủ tướng Việt Nam cũng không thể tạo ra ngoại lệ. Lúc đầu, rất nhiều bài tường thuật cuộc họp của chính phủ Việt Nam hôm 29 Tháng Mười Hai, đưa chi tiết cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ vào tựa vì báo giới ở đâu cũng biết độc giả của họ quan tâm đến điều gì. Tuy nhiên ngay sau đó hệ thống truyền thông Việt Nam đồng loạt sửa tựa, bỏ chi tiết cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ.
Chẳng hạn, Người Lao Động đổi tựa: “Thủ tướng: Quy hoạch nào cho xây chung cư 50 tầng ở Giảng Võ?” thành “Chung cư cao tầng dày đặc gây ách tắc giao thông.” Báo điện tử VietNamNet thì đổi tựa: “Chung cư 50 tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ô tô đi đường nào?” thành “Chung cư cao tầng ở trung tâm, mỗi nhà giàu 2 ô tô đi đường nào?” Báo Dân Việt đổi tựa: “Trung tâm Giảng Võ xây chung cư 50 tầng sao chịu nổi chứ?” thành “Thủ tướng: Không vì lợi ích trước mắt mà quên cộng đồng.” Zing đổi tựa: “Thủ tướng: Ai cấp phép xây cao ốc 50 tầng ở Giảng Võ” thành “Hà Nội, TP.HCM cần rà soát lại quy hoạch đô thị.” Trang web của Đài Phát thanh quốc gia (VOV) đổi tựa: “Thủ tướng nói về việc xây chung cư cao tầng ở khu đất Giảng Võ” thành “Cám ơn thủ tướng…”
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, những tỷ phú bất động sản của Việt Nam làm giàu phần nhiều nhờ sự thiếu minh bạch trong chính sách mà cụ thể là quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Điều này gây ra những bất bình đẳng trong xã hội và tiềm ẩn những bất ổn:
Trả lờiXóaQuy định đất đai là sở hữu toàn dân mà toàn dân không phải là pháp nhân, vì vậy nhà nước không chịu trách nhiệm là người chủ sở hữu nhưng lại được hưởng quyền là người sử dụng và nhà nước sử dụng quyền đó bằng cách tịch thu đất của nông dân với giá rất thấp rồi dùng quyền của mình chuyển đất đó thành đất xây dựng và cho một số người nào đấy với một lý do nào đó rất không minh bạch để thuê lại…. sự bất bình đẳng, bất công và sự bất ổn trong xã hội là điều đáng lo ngại.
Thống kê của các cơ quan chức năng Việt Nam gần đây cho thấy khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai luôn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy trong năm 2014 bộ này đã tiếp nhận hơn 3,300 đơn thư tố cáo, khiếu nại, tranh chấp đất đai, chiếm tới 97% tổng số đơn thuộc các lĩnh vực bao gồm đất đai, môi trường và khoáng sản gửi về bộ để giải quyết. Theo Thanh tra Chính phủ, trong năm 2015 có đến 64% khiếu nại, tố cáo của công dân gửi lên cơ quan này là liên quan đến đất đai. Cơ quan này nhận xét, khiếu nại tố cáo, tranh chấp liên quan đến đất đai vẫn diễn ra phổ biến, có chiều hướng phức tạp, kéo dài, đông người tham gia. Thậm chí, nhiều đoàn đông người khiếu kiện vượt cấp lên các cơ quan trung ương gây mất trật tự, an toàn xã hội, tạo ra những dư luận tiêu cực trong xã hội và nhân dân.
Để răn đe những người khiếu kiện đất đai ngày một đông lên trung ương, trong những năm qua, các tòa án tại Việt Nam cũng đã xét xử một số những dân oan khiếu kiện lên trung ương vì mất đất với các tội danh chủ yếu như gây rối trật tự công cộng hay chống người thi hành công vụ. Cụ thể như trường hợp của nhà hoạt động về đất đai, bà Cấn Thị Thêu, người cũng đã bị mất đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội cho một dự án phát triển đô thị. Bà bị kết án 20 tháng tù giam vào tháng 9 vừa qua với tội danh gây rối trật tự công cộng.