Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Vượt qua sợ hãi để tự do

Flemming Rose và số báo quyết định số phận của ông
Chủ nghĩa Hồi giáo với thế giới Phương Tây sẽ là một thách thức, tuy nhiên không nên quá sợ hãi” - nhà báo Flemming Rose, người đang bị truy đuổi và phải sống từ hàng chục năm nay dưới sự che chở của cảnh sát vì đã cho đăng những tranh biếm họa về Đấng tiên tri Muhammad.
Hôm nay, tròn một năm ngày các phần tử khủng bố nhân danh Hồi giáo đã xả súng sát hại các nhà báo của tờ báo “Charile Hebdo” (Paris) - lý do được đưa ra là các cây bút hí họa của báo đã “phỉ báng” vị Giáo chủ Hồi giáo, Đấng tiên tri Muhammad với những biếm họa về ông.Trước đó mười năm, cuối tháng 1-2005, tờ báo “Jyllands-Posten” (Đan Mạch) cũng đã gây chấn động khi đăng một bài viết với nhan đề “Muhammeds ansigt” (Gương mặt Muhammad), kèm 12 biếm họa về Muhammad. Sự kiện này khiến thế giới Hồi giáo rất công phẫn, cho rằng họ bị nhục mạ.
Nhiều cuộc biểu tình và bạo động đã xảy ra, nhiều người bị thiệt mạng và đại sứ quán Đan Mạch tại một số nước cũng bị phóng hỏa và phá phách. Ngược lại, để tỏ lòng đoàn kết đồng nghiệp và bảo vệ quyền tự do báo chí, báo chí hơn 40 nước trên thế giới đã cho đăng lại những biếm họa này.
Biếm họa về án tử của nhà báo
Ở thời điểm đó, Flemming Rose là người chịu trách nhiệm cho đăng tải bài viết và những bức họa đó (nổi tiếng nhất là tấm ảnh khắc họa vị tiên tri Muhammad mang trái bom giấu trong khăn trùm đầu). Ông đã bị tổ chức khủng bố Al-Qaeda đưa vào danh sách 10 người bị truy giết gắt gao nhất.
Trong những phát biểu sau đó, Flemming cho hay ông chấp nhận bị tước đoạt tự do cá nhân vì mục tiêu tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận. Điều đó cũng được ông nhắc lại trong trao đổi với Đài Truyền hình Czech về nhiều đề tài như bổn phận của một nhà báo, về kiểm duyệt và tự kiểm duyệt.../-
Xem toàn bài

Flemming Rose và một số báo Chalie Hebdo - 2007
"Năm 2005, khi chúng tôi quyết định việc đăng những bức biếm họa, chúng tôi phải giải quyết hai câu hỏi. Phải chăng giới văn nghệ sĩ, những người cầm bút và thậm chí cả nhà báo lại phải tự kiểm duyệt mình khi viết hay nói đến đạo Hồi? Và nếu có tồn tại sự kiểm duyệt đó thì đó có phải là kết quả của sự sợ hãi đang lan truyền ở đây?
Mười năm sau, giờ tôi phải nói rằng câu trả lời cho hai câu hỏi trên là - Đúng vậy. Và chính vì thế nhiều người, để đăng tải các tác phẩm này, thậm chí đã phải đổi bằng mạng sống" - Flemming Rose


Bài cũ
: Charlie-Hebdo và đòn thù Hồi giáo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips