Hơn 70 năm bị nô dịch trong một thể chế toàn trị không có tính người, cuối cùng
nước Nga của Lev Tolstoi, Puskin, Levitan, Tchaikovskij... cũng thoát ra khỏi
vòng kim cô của ý thức hệ xô viết để nhìn thấy ngọn lửa của Tự do vào những năm
cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Ngọn lửa nhỏ chưa kịp bừng sáng sau giai đoạn
Gorbatchov và Eltsin thì nước Nga lại lâm vào nguy cơ của một thoái trào mới,
trở lại vùng tối ngày xưa. Và đến hôm nay khi Boris Nemtsov bị giết hại một cách
trắng trợn và dã man thì không còn nghi ngờ gì nữa, nước Nga lại rơi vào xoáy
của chủ nghĩa dân tộc cực đoan được bảo kê bởi chế độ độc tài kiểu mới.
Sự kiện Nemtsov có thể sẽ là một bước ngoặt của phong trào dân chủ ở Nga. Chính
sách đàn áp tự do và những hành động phản dân chủ hung hãn có thể làm cho nhiều
người sợ, nhưng đồng thời cũng làm cho số người dám vượt qua nỗi sợ hãi thực thi
quyền tự do biểu đạt chính kiến riêng của mình đông lên gấp bội, và từ đó một xã
hội dân sự ôn hoà giác ngộ sẽ hình thành. Ở đâu cũng thế, và ở Nga càng thế! Vì
ở Nga, những người hoạt động tích cực cho phong trào dân chủ còn nhiều... mặc
cho từ năm 2003 cho đến nay Nemtsov đã là nhà lãnh đạo thứ tám của phong trào
dân chủ bất đồng chính kiến bị ám hại.
Boris Nemtsov bị Putin sát hại? - Nhiều người nghĩ thế - Ảnh trên một người vừa cầm di ảnh Nemtsov vừa đeo tấm bảng có hình Putin và chữ Nga (có nghĩa tiếng Anh là You)
Nemtsov và Yeltsin trong chuyến thăm Trung cộng năm 1997, người ngoài cùng bên phải là Giang Trạch Dân |
Những lời lên án mạnh mẽ với lời cam kết sẽ tìm được và đưa ra
xét xử thủ phạm của những nhà lãnh đạo Nga chỉ làm tăng thêm sự chú ý của dư
luận trong nước Nga và trên toàn thế giới vào những sự thật sau đây:
- Nemtsov bị hãm hại vì ông là người bất đồng chính kiến nổi
tiếng, dũng cảm lên tiếng bảo vệ Quyền Con người và Quyền Công dân ở nước
Nga.
- Ông lên án mạnh mẽ tệ tham nhũng của các nhóm lợi ích chi
phối nền chính trị Nga.
- Ông cực lực phản đối chính sách bạo ngược của chính quyền Nga
trong vấn đề Ucraina.
- Và do đó, Boris Nemtsov chắc chắn sẽ là một đối thủ đáng gờm
trên chính trường Nga.
Hình ảnh Nemtsov luôn sát cánh với Yeltsin cho thấy địa vị thời đó của ông hơn Putin rất xa |
Đáng lẽ ngày hôm nay nhà bất đồng chính kiến năng nổ và trí tuệ
đã dẫn đầu đoàn biểu tình phản đối chính sách của chính quyền Nga đối với
Ucraina, và có thể đã công bố những bằng chứng hùng hồn về sự can thiệp quân sự
của Nga vào nước láng giềng... Nhưng ông đã ngã xuống trước sự bất ngờ, căm phẫn
và tiếc thương của những lực lượng tiến bộ trong đồng bào của ông. Sự nghiệp
chính nghĩa của ông sẽ mãi mãi khắc ghi trong tâm hồn Nga. Những tấm biểu ngữ
“Tôi là Boris”, “Chúng ta là Nemtsov” được giương cao trên đường phố Mạc Tư Khoa
hôm nay báo hiệu một tương lai tương tươi sáng cho nước Nga ngày mai.
Con đường hoà bình dẫn đến nền dân chủ quả thật hết sức cam go. Và sự hy sinh cả đến tính mạng của những nhà hoạt động dân chủ tiên phong dấn thân như Boris Nemtsov là những đột phá không thể thiếu trong tiến trình thức tỉnh lương tâm và ý thức về Quyền Con Người, Quyền Công Dân của mọi tầng lớp xã hội. Không có ai sẵn sàng cho việc ấy thì chúng ta hoặc là sẽ chẳng có gì, hoặc là chỉ có bạo lực và đổ máu.
CHU
HẢO - Cái chết của Boris Nemtsov nói lên điều gì?
Boris Yefimovich Nemtsov sinh ngày 9 tháng 10 năm 1959 tại Sochi (tây-nam nước Nga). Cha ông, Yefim Davidovich Nemtsov, là người Nga, còn mẹ ông, Dina Yakovlevna Eidman, là người Do Thái. Boris Nemtsov là người yêu khoa học tự nhiên, và khi còn trẻ là một chàng trai tuấn tú, cân đối, với phong thái khoát đạt đầy nam tính và tính cách trong sáng. Khi học hết bậc phổ thông, ông thi đỗ vào khoa vật lý thuộc ĐH Gorky và theo học tại đó từ 1976 đến 1981. Năm 1989, ông bảo vệ thành công luận án tiến sỹ vật lý, sau đó làm việc 5 năm ở Viện Nghiên Cứu Vật Lý Phát Xạ Gorky. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, Nemtsov đã kịp công bố trên 60 công trình nghiên cứu về các lĩnh vực Vật Lý Lượng Tử, Nhiệt Động Học và Âm Học. Ông cũng có 2 sáng chế quan trọng là thiết kế một máy laser âm học và một mẫu đầu thu sóng cho các tàu vũ trụ. Chỉ ngần ấy thôi cũng đủ để Boris Nemtsov xứng đáng được dân tộc Nga tôn vinh như một nhà khoa học tài năng.
Trả lờiXóaNăm 1990, trong bối cảnh đầy biến động và rối ren của chính trường và xã hội Nga và Liên Bang Soviet nói chung, đòi hỏi những con người tâm huyết với dân tộc phải có những đóng góp để đưa xã hội ra khỏi tình trạng đình đốn và suy thoái, Boris Nemtsov quyết định tham gia chính trường. Khi Liên Bang tan rã, Nemtsov đã tham gia vào thành phần chính phủ của do Boris Yeltsin lập ra.
Từ 1991 đến 1997, ông là tỉnh trưởng tỉnh Nizhny Novgorod. Năm 1991, ông là bộ trưởng năng lượng, từ 1997 đến 1998 là phó thủ tướng và là thành viên Hội Đồng An Ninh. Năm 1998, ông sáng lập phong trào Nước Nga Trẻ, đồng sáng lập nhóm Right Cause; năm 1999 đồng sáng lập Liên Minh Cánh Hữu. Ông có vài lần được bầu làm nghị sỹ Hội Đồng Liên Bang (thượng viện) và Duma Quốc Gia (hạ viện). Năm 2008, ông đồng sáng lập phong trào Solidarnost’ (Đoàn Kết); năm 2010 đồng sáng lập trục “Vì nước Nga không có sự vô luật lệ và tham nhũng”. Từ 2012 Nemtsov là đồng chủ tịch đảng Cộng Hòa Nga hay đảng Tự Do Nhân Dân.
Trong thời gian là tỉnh trưởng Nizhny Novgorod, Nemtsov đã chủ động tiến hành những cải cách sâu rộng về chính trị – kinh tế – xã hội, giúp tỉnh này phát triển nhanh hơn hẳn so với các địa phương khác. Còn khi đảm nhiệm chức vụ phó thủ tướng Nga, ông cũng chịu trách nhiệm về những cải cách ở quy mô toàn Nga. Trong năm 2000, ông là ứng cử viên sáng giá nhất cho ngôi vị tổng thống Nga.
Tuy nhiên, những mưu ma chước quỷ của Vladimir Putin đã dẫn đến tình huống là Boris Yeltsin buộc phải trao ngai vàng quyền lực trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào tay nhân vật nham hiểm này vào ngày cuối cùng của năm 1999.
Từ năm 2000, nhận thấy Putin là kẻ sẵn sàng làm bất kể việc gì để thâu tóm quyền lực và đục khoét tài sản quốc gia, Nemtsov đã giành rất nhiều thời gian và công sức để điều tra về những việc làm sai trái của Putin. Và bất chấp nguy hiểm, ông cùng với một vài người khác dũng cảm công bố những sự thật tày trời cho dân chúng được biết. Ông cũng tổ chức những cuộc vận động đòi tiến hành những cuộc bầu cử trung thực.
Trước đại hội Olympics mùa đông tại Sochi, Nemtsov đã cực lực phản đối việc tổ chức đại hội này vì những cáo giác gian lận tài chính và vì sự tốn kém ghê gớm của nó. Ngày 26 tháng 3 năm 2009, ông đã bị một nhóm người tạt chất lỏng ammonium chloride.
Ngày 27 tháng 4 năm 2009, Nemtsov thất cử trong cuộc đua giành ghế thị trưởng Sochi. Người thắng cử là một nhân vật thân Putin.
Vì những hoạt động chống đối, Nemtsov đã nhiều lần bị bắt rồi lại được thả vì không đủ chứng cứ luận tội và vì sự lên tiếng phản đối từ các chính khách có ảnh hưởng ở phương Tây.
Trước công luận, Nemtsov đã nhiều lần nói ông sẽ bị Putin thủ tiêu.
Về gia đình, Boris Nemtsov có vợ và 4 con.
MICHAEL LANG
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Ðảng cộng sản không còn cai trị nước Nga cho nên ông Vladimir Putin không còn là đảng viên cộng sản nữa. Nhưng ông trưởng thành trong chế độ cộng sản, được đảng tin cậy, được đào tạo làm sĩ quan công an mật vụ KGB. Putin sống trong môi trường đó bao nhiêu năm khiến ông ta suy nghĩ và hành động theo đúng lối người cộng sản. Hai đặc tính của họ là tàn nhẫn và gian manh. Ông sẵn sàng giết những người không theo mình, và vẫn thuộc lòng những thủ đoạn đánh lừa dân Nga mà đảng cộng sản huấn luyện cho mình. Vụ ám sát Boris Nemtsov là một trường hợp điển hình.
Trả lờiXóa...
Những ai đã sống dưới chế độ cộng sản đều biết rằng các lãnh tụ của họ sẵn sàng giết ngay cả các đồng chí của mình để giành lấy quyền lực. Tất nhiên họ sẵn sàng phải hạ sát các đối thủ. Stalin đã giết gần hết các ủy viên trung ương Ðảng cùng thời. Stalin gửi nhiều nhóm gián điệp đi tìm giết Trostky, người thành lập “Ðệ Tứ Quốc Tế” chống lại phe Ðệ Tam.
Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn luôn bày tỏ lòng trung thành với Stalin, đã nộp đạo luật Cải Cách Ruộng Ðất cho ông trùm điện Kremlin duyệt xét, xin thỉnh ý trước khi thi hành. Hồ thường nhắc đi nhắc lại: “Bác cháu chúng ta có thể nhầm chứ đồng chí Stalin không thể nhầm được!”
Vì thế, ngay sau khi cướp chính quyền Hồ Chí Minh đã tiêu diệt các đảng phái quốc gia, những người giống như ông Boris Nemtsov đối lập với Putin bây giờ. Tàn nhẫn nhất là giết cả những người đã ngưng hoạt động chính trị, coi như đã chịu thua, chỉ muốn làm công dân nước Việt Nam cùng kháng chiến chống Pháp.
Ðảng Cộng Sản Việt Nam đến giờ vẫn che giấu các vụ ám sát Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Khái Hưng. Nếu có ai nhắc tới thì đổ tội cho các cán bộ địa phương - giống lối giải thích các vụ sát hại học giả Phạm Quỳnh và cha con ông Ngô Ðình Khôi. Hồ Chí Minh còn giả nhân giả nghĩa, tuyên bố rất tiếc khi nghe tin Tạ Thu Thâu bị giết! Vladimir Putin cũng theo cùng một “cẩm nang” như thế. Sau khi Nemtsov bị ám sát, Putin còn gửi thư chia buồn với bà mẹ già 86 tuổi của nạn nhân và hứa sẽ truy tầm thủ phạm! Hồ Chí Minh đổ lỗi cho cán bộ địa phương mà không hề nói tới việc điều tra tìm những kẻ phạm lỗi.
...
Vladimir Putin cũng bày trò dối trá sau khi giết người không khác gì Hồ Chí Minh. Cả hai được đào tạo trong cùng một lò! Nhưng ngày nay dân Nga được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, không dễ tuyên truyền bằng thủ đoạn bưng bít mại, như Hồ Chí Minh đã che đậy trong thời 1946-47. Putin còn đang phải đối phó với một nền kinh tế trên đường suy sụp, không những vì bị các nước Tây phương trừng phạt về các hành động can thiệp vào Ukraine mà còn vì giá dầu lửa xuống giá, vào khoảng 60 đô la một thùng, trong khi ngân sách nước Nga chỉ cân bằng nếu giá dầu cao hơn 100 đô la. Dân chúng Nga đang chịu nạn lạm phát cao nhất từ sau thời cộng sản, đồng rúp mất giá gần một nửa kể từ khi Crimea bị sát nhập vào Nga.
Chỉ khi nào chế độ Putin sụp đổ thì người ta mới biết ai chịu trách nhiệm về vụ ám sát Nemtsov. Cũng như phải chờ ngày chế độ cộng sản sụp đổ ở Việt Nam thì mới có thể điều tra về những vụ thủ tiêu Khái Hưng, Nhượng Tống, Ðức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, và những vụ ám sát khác trong bao nhiêu làng xã ở Việt Nam từ khi đảng cộng sản ra đời.
NGÔ NHÂN DỤNG
(Click tiêu đề xem toàn bài)