Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019

Hỏng roài con ạ, sang Cu - Triều - Tàu cộng mà học cho lành

1 nhận xét:

  1. Tôi không chê trách cậu học sinh quán quân Đường lên đỉnh Olympia vừa rồi, mà chỉ thấy tội nghiệp em. Tôi tin em phát ngôn thật lòng, không có ý bưng bô gì ở đây! Tuy nhiên, em cũng như ông “thầy” Vũ Khắc Ngọc chỉ là những “sản phẩm” tiêu biểu của một nền giáo dục có quá nhiều điều để nói, nhưng ai cũng thấy đã nói rất nhiều mà vẫn chẳng đi đến đâu.

    Nền giáo dục đó đang dạy cho con em chúng ta trở thành những người như thế nào?

    Trước hết, đó là con người không biết tôn trọng (thậm chí là không chấp nhận) sự khác biệt. Đối với những người này, mọi tiêu chuẩn, sự vật hay hiện tượng đều phải được nhìn dưới lăng kính của họ, ngay cả khi cái lăng kính ấy là do người khác gắn cho. Ở tuổi 18, tôi chắc em Trung cũng chưa thể hiểu rõ ý nghĩa của hai từ “phản động”, nhưng em đã được dạy (hay nói thẳng ra là bị nhồi sọ) để mặc nhiên hiểu đó là cụm từ hàm ý tiêu cực chỉ tất cả những ai không cùng suy nghĩ và có quan điểm chính trị như em.

    Cũng vì không biết chấp nhận sự khác biệt, thế nên việc thiếu kỹ năng và tư duy phản biện là điều rất phổ biến ở nhiều người Việt ngày nay. Thường thấy ngay trong các cuộc tranh luận trên mạng, nếu không sa đà vào các lỗi ngụy biện thô thiển thì nhiều người cũng lại lao vào chửi bới, moi móc nhau theo kiểu “bỏ bóng đá người”, nhất là khi bị rơi vào tình trạng yếu lý.

    Như có thể thấy trong bài viết hô hào tẩy chay một trang thông tin đánh giá chất lượng môi trường quốc tế từ ông “thầy” Vũ Khắc Ngọc: Ngoài sự bỉ bôi đầy vẻ hậm hực với AirVisual, “thầy” đã không thể đưa ra được các chứng lý và phân tích nào thuyết phục trong bài viết của mình. Để rồi cuối cùng phải tẽn tò xin lỗi họ chỉ sau vài ngày post bài!

    Một “thành quả” nữa có thể thấy của giáo dục VN qua các “sản phẩm” trên, đó là những con người hồ đồ, dễ dàng quy chụp và thoá mạ đồng loại. Ở bài viết nêu trên, dù không có cơ sở nào để đưa ra nhận định, nhưng “thầy” Ngọc đã hùng hồn kết luận AirVisual là “lừa đảo”, rồi chê “người Việt ngu dốt” để hô hào report phần mềm này cho “chết cụ chúng nó đi”.

    Và cũng trong phát ngôn của cả ông “thầy” Ngọc lẫn cậu học trò Trung, các đại từ “chúng”, “chúng nó”, “mấy thằng” đầy hàm ý khinh miệt được sử dụng một cách thản nhiên! Nó làm tôi chợt rùng mình khi liên tưởng lại ngày xưa ở miền Bắc, thế hệ chúng tôi cũng từng rất hồn nhiên gọi “tên ác ôn Ngô Đình Diệm”, “bọn nguỵ quân nguỵ quyền”, “thằng Ni-xơn”… và sung sướng trầm trồ với tài năng của thần đồng Trần Đăng Khoa khi đọc câu thơ “Ngu xuẩn nhất nhì – Là tổng thống Mỹ”!

    Lẽ nào nay tới thế kỷ 21 rồi, tính nhân bản vẫn vắng bóng trong nền giáo dục của chúng ta? Và con em chúng ta vẫn phải làm quen với những ngôn từ hằn học đầy miệt thị như thế khi nói về đồng bào và đồng loại của mình?

    Chừng nào giáo dục VN còn chưa xác định được việc cần thiết phải dạy cho HS biết và tiếp nhận những giá trị của sự Tôn trọng; Tinh thần trách nhiệm; sự Chính trực v.v… những tính cách cơ bản có thể gặp ở bất cứ nền giáo dục tiến bộ nào, thì chừng đó vẫn tiếp tục còn những em học sinh như cậu bé T và những ông “thầy” như VKN.

    Mà thật ra, ngay xung quanh tôi giờ đây, những người thoải mái gọi đồng bào mình là “phản động”, hoặc nói đồng bào mình “ngu dốt” cũng còn nhiều nhan nhản chớ có ít đâu! Suy cho cùng, không có gì ngạc nhiên bởi chúng ta đều từ một nền giáo dục mà ra, hoặc ít nhất cũng bị ảnh hưởng bởi nền giáo dục đó.

    Tôi lạnh người khi đọc thấy trong một bài chia sẻ của TS Nghiêm Thuý Hằng mới đăng trên trang “Quan tâm tới giáo dục” chiều nay, chị có trích dẫn lời nhận xét của một người châu Âu sau khi tìm hiểu về giáo dục VN như sau: “Đấy là một nền giáo dục độc ác”.

    Rất đau, nhưng không thể nói gì thêm vì phải thừa nhận rằng nó quá đúng! Thế nên, tôi thấy thương em Trung là vậy.
    NGUYỄN THỊ OANH

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips