Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Chính trị bình dân

5 nhận xét:

  1. Một bức ảnh do Đoan Trang đăng trên Facebook cá nhân chiều 26/2 thể hiện tuyên bố viết tay bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó chị xác nhận mình là tác giả cuốn “Chính trị bình dân”, xuất bản năm 2017, và nhiều cuốn sách khác, đồng thời bày tỏ chị “khinh ghét những kẻ đã và đang muốn tiêu diệt tôi và cuốn sách này”.

    Tác giả cuốn sách nói chị “sung sướng, vui mừng” vì cuốn sách giáo khoa về chính trị học căn bản được độc giả đón nhận.

    Trong phần cuối tuyên bố, Đoan Trang nêu rõ “Tôi đấu tranh để chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xóa bỏ nó”. Chị khẳng định “không cổ vũ bạo lực và không làm gì hại đến người dân Việt Nam”.

    Trả lờiXóa
  2. "Chính trị bình dân" là chính trị dành cho tất cả mọi người. Nó không phân biệt địa vị xã hội, trình độ học thức, sắc tộc hay tôn giáo... mà bất kỳ ai là một con người cũng đều bị chính trị chính phối và tác động từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi.

    Chính trị bình dân là những câu chuyện đời thật mà mọi người đang phải đối diện. Chẳng hạn, khi bạn sanh con, con bạn bị nằm ngoài hành lang xếp lớp như cá mòi. Khi bạn đang ở yên lành trong ngôi nhà của mình thì một nhóm người đến đưa ra một quyết định thu hồi đất và dí cho bạn một số tiền nhỏ rồi yêu cầu bạn hãy rời chỗ khác để lại mảnh đất này cho họ, nếu chống đối bạn sẽ bị bắt. Bạn chạy xe ngoài đường, đụng phải các trạm BOT thu phí chặn lại yêu cầu bạn đóng tiền dù bạn không đi đường do họ xây dựng. Cho đến khi người thân của bạn qua đời, muốn an táng thì cũng phải đợi xin được giấy phép... Đây là một số nhỏ trong số vô vàng vấn nạn chính trị mà bạn đang phải đối mặt mỗi ngày.

    Những vấn nạn mà bạn đang gặp phải hàng ngày không phải thuộc về lỗi của bạn, mà đó là lỗi từ chính trị mà ra, từ trong các chính sách chính trị và sự thi hành chính trị. Vấn đề là bạn có cảm nhận được hay dành sự quan tâm đúng mức để tìm hiểu nó hay không mà thôi.

    Chính trị - như là một món ăn mỗi ngày mà bạn phải nuốt chúng dù muốn hay không, nhưng chắc chắn rằng nó không phải là một món cao lương mỹ vị gì mà giới bình dân không thể nếm thử. Bạn chắc chắn sẽ được nếm mùi vị của nó dù bạn là ai, vấn đề là nó sẽ thơm ngon hay đắng ngét đối với bạn mà thôi. Tất cả phong vị của nó sẽ phụ thuộc vào sự cảm nhận của bạn và đòi hỏi bạn buộc phải tham gia vào quy trình chế biến nó nếu muốn nó thơm ngon.
    PHẠM LÊ VƯƠNG CÁC

    Trả lờiXóa
  3. Chúng tôi tìm đến một bạn trẻ tại Sài Gòn để trao đổi những vấn đề về chính trị. Bạn trẻ này có hai bằng đại học, đang làm công việc chăm sóc khách hàng cho một công ty kinh doanh. Bạn này không tham gia bất cứ một nhóm xã hội dân sự nào, cũng như không có hoạt động bất đồng chính kiến với đảng cộng sản cầm quyền hiện nay.

    Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi đặt ra cho bạn trẻ này là có biết ai là Thủ tướng Việt Nam hiện nay không. Bạn trẻ này vừa cười vừa trả lời:

    “Từ thời Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh gì đó thì tôi không quan tâm nữa.”

    Vậy bạn trẻ hiểu thế nào là chính trị?

    “Chính trị là một bộ máy quản lý, hiểu nôm na như vậy, một bộ máy vận hành theo sự chỉ đạo của một số người lãnh đạo.”

    Và tại sao bạn trẻ này lại không quan tâm đến những vấn đề chính trị?

    Đối với những người dân lao động thì họ không biết đến luôn. Vừa nghe nói đến cán bộ phường xã thôi thì họ cũng đã sợ rồi, nghe tới chính trị thì chắc họ chạy luôn, nhất là nghe nói tới công an pháp luật gì đó, họ rất là sợ.
    -Một bạn trẻ làm việc tại Sài Gòn.

    “Tôi thấy là theo dõi quan tâm đến những vấn đề đó thì bản thân mình cũng không làm được gì, không thay đổi được, vậy thì tại sao lại phải để tâm đến những vấn đề đó.”

    Cũng như tất cả các sinh viên Việt Nam hiện nay, trong những năm đại học bạn sinh viên này cũng học rất nhiều những môn học chính trị.

    “Người ta thấy các môn đó không có ích gì hết, chỉ tốn tiền đóng tiền học. Bản thân tôi thì hồi đó tôi thấy là chủ nghĩa Mác Lê Nin hay tư tưởng Hồ Chí Minh gì đó thì rất là hay, tuy nhiên nó có những cái không phù hợp với thực tế hiện tại, mà không có một người giảng viên nào khai sáng một cách thực tế. Đa số học mấy cái môn đó thì lên lớp thầy cô muốn nói gì thì thầy cô nói, còn sinh viên muốn học hay không là quyền của sinh viên, miễn qua là được rồi.”

    Một hoạt động chính trị quan trọng nhất trong các xã hội dân chủ là bầu lên người đại diện cho mình để điều khiển bộ máy nhà nước. Tại Việt Nam cũng có bầu cử đại biểu Quốc hội, và các vị trong Hội đồng nhân dân các cấp, và mặc dù chỉ có một đảng lãnh đạo là đảng cộng sản, trong các cuộc bầu cử này, số người được chọn cũng ít hơn số người có trong danh sách ứng cử giống như tất cả các quốc gia khác, và mỗi công dân, trên nguyên tắc chỉ có thể quyết định cho sự chọn lựa của mình, không được bầu cử thay người khác.

    Bạn trẻ nói với chúng tôi về cuộc bầu cử gần đây nhất:

    “Cuộc bầu cử gần nhất đây, tôi cũng thay mặt chú thím đi, mà thực tế là chả biết ai cả, chỉ có một bảng danh sách, họ làm gì, chức vụ gì, hết. Còn thì chẳng ai biết họ cống hiến cái gì, công lao ra sao. Người dân đi bầu có nghĩa là coi hình, rồi đánh dấu vô, hết. Tôi có hỏi họ, không ai biết ai hết.”

    Do công việc hàng ngày, bạn trẻ này thường xuyên tiếp xúc với người dân thuộc tầng lớp lao động, và có sự nhận xét rằng chính trị đối với họ là một điều quá xa vời:

    “Quá xa vời luôn. Đối với những người dân lao động thì họ không biết đến luôn. Vừa nghe nói đến cán bộ phường xã thôi thì họ cũng đã sợ rồi, nghe tới chính trị thì chắc họ chạy luôn, nhất là nghe nói tới công an pháp luật gì đó, họ rất là sợ.”

    Trả lờiXóa
  4. Sự thô bạo của lực lượng an ninh Việt Nam đối với Trang trong vài ngày vừa qua kích thích nhiều người thờ ơ với thời cuộc để tâm tìm hiểu xem cô là ai, để thân hữu có cơ hội kể về Trang… Ai dám bảo sự lựa chọn, số phận của Trang không gây chút cảm hứng nào nơi số đông – vốn đã rất bất bình vì những điều bất toàn quanh mình nhưng chưa biết làm gì, khởi đầu từ đâu. Số người quan tâm tới “Chính trị bình dân” – cuốn sách Trang viết năm ngoái – đang tăng rất nhanh. Khát vọng của Trang – dùng “Chính trị bình dân” để giúp đồng bào của mình thoát khỏi tình trạng mù mờ trong nhận thức về tương quan mật thiết giữa chính trị với cá nhân – đang được lực lượng an ninh Việt Nam quảng bá hết sức tích cực. Khi nào ngỏ lời tri ân chính quyền Việt Nam, Trang đừng quên gửi lời cám ơn đặc biệt lực lượng an ninh. Ngoài việc giúp quảng bá “Chính trị bình dân”, an ninh Việt Nam đang tự nguyện minh họa cho những gì trước nay Trang đã viết với sự nhiệt thành hiếm thấy.

    Trả lờiXóa
  5. Hãy tưởng tượng, một ngày nọ đột nhiên ca sĩ Tùng MPT bị cấm diễn, mọi clip nhạc của Tùng đều bị xoá, ai cũng bị cấm nghe nhạc của Tùng.

    Fan Tùng gào thét. Bao nhiêu người đặt câu hỏi tại sao tại saooo. Bao nhiu người nghe đc câu hỏi đó, lặng lẽ báo công an “thằng đó phản động, nghe nhạc cấm kìa”

    Đó là 1 ví dụ về chính trị :))))

    Chính trị gì cha nội? Ví dụ xàm lòn quá, đm hết chiện giỡn rồi hả? Đừng nói chuyện chính trị, tao không quan tâm chính trị vv và vv

    Đừng nóng, hãy nghe giải thích

    Chính trị là gì?
    Theo wikipedia
    Politics is the process of making decisions that apply to members of a group. It refers to achieving and exercising positions of governance—organized control over a human community, particularly a state
    Dịch
    Chính trị là quá trình tạo ra các quyết định tác động đến thành viên của tổ chức. Chính trị thường đc sử dụng để nói đến hoạt động của chính quyền.

    Nghĩa là sao? Dịch ra tiếng Việt dùm đi, nghe lùng bùng quá, phản động hả :)))

    Nói đơn giản, chính quyền kêu “xăng lên 5k từ 3h”, đó là chính trị. Chính quyền kêu “đất chỗ này sắp giải toả, bà con dọn nhà đi chỗ khác ngay”, đó là chính trị. Chính quyền kiu “cấm thằng ca sĩ này hát”, đó cũng chính trị luôn.

    Bạn không muốn nói tới chính trị cũng đc, nhưng điều đó không có nghĩa là chính trị để bạn yên. Thuế tăng lên thì bạn ít tiền hơn, phải làm nhìu hơn, cuộc sống khổ hơn. Phim bạn đang đợi ra rạp, đùng phát bị cấm chiếu, bạn phải đợi mấy tháng mới có bản HD. Ca sĩ bạn thích bị cấm hát, bạn quằn quại kệ mẹ bạn luôn.

    Đừng ảo tưởng rằng không muốn bàn về nó, nghĩa là bạn thoát khỏi nó, không phải đóng thuế, cả đời nhà không bị giải toả, nhạc nào của ảnh cũng đc nghe ahihi đồ’s ngốk’s

    Còn những kẻ hay comment “chuyện chính trị rắc rối lắm, mày làm gì có đủ trình độ bàn về nó”, đó là những kẻ lầm lẫn giữa chuyện đấu đá nội bộ với chuyện điều hành đất nước. Thái tử giết vua, công chúa hãm hiếp thái giám, hoàng thân đâm đít tể tướng, đó là tranh đoạt quyền lực nội bộ. Vua ban hành quyết định “tịch thu đất dân sung công chia cho quan lại”, đó mới là chính trị. Dân nổi điên dân bàn dân chửi chuyện đó, đó là bàn về chính trị. Chứ không có liên quan gì đến chuyện giết nhau của mấy thằng chó đẻ vua chúa gì cả, ok?

    Chính trị nó không phải là một thứ mơ hồ, kiểu, nói chính trị là phản động. Đất nước của mọi người dân, cho nên bất cứ khi nào người dân bàn về đất nước, về từng mặt nhỏ xíu như là giá li trà sữa sao dạo này lên quá, xăng tăng như lòn vậy, phim hay sao cấm, nhạc đã vậy sao không cho hát... đó đều là bàn về chính trị. Chỉ là không ai dán nhãn lên thôi :))

    Mà thường thì người ta chỉ mở miệng nói khi bị ảnh hưởng trực tiếp của chính trị thôi. Lúc đó thì đã quá trễ!
    DƯA LEO

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips