Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Đối đố đỉnh cao

 Ông Hói: Kéo vào lại kéo ra.
Ngan: Chưa thò đã thụt.
Đố là cái trò gì ?
Lời chua trên Viet-Studies ngày 14/5/2015:
Nguyễn Sinh Hùng lại dí dỏm
: “Cỗ xe trưng cầu ý dân cứ kéo vào rồi lại kéo ra” (VnE 13-5-15) - Ông Sinh Hùng nghĩ đến việc gì khi nói "kéo vào rồi lại kéo ra"? (Giới phân tâm học gọi đó là "lỡ lời kiểu Freud" (Freudian slip)) -- Bà Kim Ngân cũng không vừa: Tranh luận sôi nổi về điều luật “chưa thò đã thụt” (VnE 13-5-15)

2 nhận xét:

  1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến lần thứ hai về Dự thảo Luật Trưng cầu Ý dân. Nhưng tại phiên họp ngày 12/5/2015, sự khác biệt ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện một mối lo âu vô hình, một khi người dân Việt Nam có quyền tham gia trưng cầu dân ý.

    Các báo điện tử trong nước trong đó có tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngay phần dẫn nhập bài viết: “Cỗ xe trưng cầu ý dân cứ kéo vào rồi lại kéo ra, mấy nhiệm kỳ rồi, nhưng lần này Hiến pháp đã qui định rồi thì Quốc hội phải làm cho được.” Đây là phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng vào chiều 12/5/2015 vừa qua khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Trưng cầu ý dân.

    Đọc bài tường thuật của các báo, có thể cảm nhận nỗi lo sợ của một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội như ông Chủ tịch Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển và ông Ksor Phước Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, khi hai ông đặt điều kiện tiên quyết là trong Dự luật Trưng cầu Ý dân phải nói rõ là “nhất định không trưng cầu ý dân về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và những vấn đề liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ.

    Theo Saigon Times Online, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói nguyên văn: “Có một số cái không thể đưa ra biểu quyết được, ví dụ chia tách lãnh thổ quốc gia, thành lập nhà nước khác. Hay có đối tượng nào đó đề nghị thay đổi Điều 4 Hiến pháp, đề nghị đưa ra trưng cầu ý dân…”

    Giáo viên Đỗ Việt Khoa, một người từng có quá trình đòi hỏi sự minh bạch và công bằng trong giáo dục từ Hà Nội nói là có xem thông tin trên mạng và cảm thấy khá hài hước. Ông nói:

    “Theo tôi đã định trưng cầu dân ý thì không nên né tránh điều gì cả, việc gì cũng có thể trưng cầu dân ý kể cả Điều 4 Hiến pháp kể cả chủ quyền. Những kẻ sợ hãi thì người ta thường bịt mồm dân, Đảng thì nhiều khi họ chả cần trưng cầu dân ý họ cũng kết luận được. Ví dụ vừa qua chính quyền thành phố Hà Nội dám trả lời rằng đa số nhân dân Hà Nội ủng hộ chặt cây xanh. Nhưng mà không biết họ lấy ở đâu ra đa số, trong khi một số tờ báo điện tử thăm dò trên mạng thì là thiểu số chứ không phải đa số. Hay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu là đa số nhân dân Việt Nam chưa có nhu cầu đa đảng; chả biết ông Trọng hỏi ai mà phát biểu như thế, tất nhiên người ta rất lo sợ việc ấy sẽ đến.”
    NAM NGUYÊN
    (Click tiêu đề xem tòan bài)

    Trả lờiXóa
  2. Trong chính trị không có phương pháp giải quyết hoàn hảo, nhưng trưng cầu dân ý cách làm tốt nhất của xã hội dân chủ. Một nhà nước do dân bầu ra, nếu chưa thực sự tin tưởng vào chủ trương của mình trong một vấn đề nào đó, cần tìm sự đồng thuận của xã hội, thì trưng cầu ý dân là phép giải của bài toán. Trưng cầu dân ý cần được xem xét một cách nghiêm túc, phải có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng để người dân hiểu hết nội dung được đưa ra biểu quyết và chỉ áp dụng nơi nào và khi nào thấy cần thiết nhất. Trưng cầu dân ý không bao giờ được sử dụng như là một phương tiện để loại bỏ hoặc hạn chế các nguyên tắc dân chủ.

    Thực hiện trưng cầu dân ý bởi một nhà nước độc tài, toàn trị là một trò hề, chẳng có ý nghĩa gì, vì nguyên tắc của nó là trói buộc tự do tư tưởng. Đáp số của trưng cầu dân ý, thậm chí nếu được tiến hành, sẽ là hiệu ứng của đám đông, y hệt tiếng “cạc, cạc” đồng thanh của đàn vịt, trong một cuộc thăm dò dư luận, rằng, “Việt Nam là nước hạnh phúc nhất nhì thế giới.”
    LÊ DIỄN ĐỨC
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips