Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

150 năm nghệ thuật xăm trên cơ thể người

Susanna Kumschick - Nhà nhân chủng học Thụy Sĩ đã tổ chức một triển lãm (*) ở Hamburg về hình xăm như các tác phẩm nghệ thuật. Bà nói:
“Da con người là một thứ kỳ diệu, nó là một loại vải toan vẽ đặc biệt.” Bà cảm thấy ta cần nhìn cơ thể được xăm mực dưới một con mắt khác.

“Trong nhân chủng học, ta thấy việc xăm trổ xuất hiện ở rất nhiều nền văn hoá, tập tục. Tôi bắt đầu nghiên cứu và ngạc nhiên khi thấy rằng nó thực tế đã không phải là một chủ đề trong các bảo tàng về nghệ thuật và thiết kế cho đến tận thời gian gần đây."
"Đã có rất nhiều cuộc triển lãm về xăm trổ trong bảo tàng lịch sử hoặc bảo tàng nhân chủng học, nhưng không có trong bảo tàng nghệ thuật và thiết kế.”
Bà mô tả tác phẩm của nghệ sĩ biểu diễn người Áo Valie Export (ảnh trên): “Năm 1970 cô đã xăm hình dây nịt móc bít tất vào đùi, (ảnh dưới) tiến hành xăm ở địa điểm công khai, do đấy là buổi trình diễn… Cô là một trong những phụ nữ đầu tiên đưa ra bình luận về việc thiên hạ nhìn cơ thể phụ nữ như thế nào.”
Vô đề, 2004 của Fumie Sasabuchi
Năm 1981 Timm Ulrichs đã cho xăm chữ ‘The End’ (Kết Thúc) vào mi mắt phải. Chỉ trông thấy khi mắt nhắm, nó là một thông điệp ghê sợ gợi nhớ đến các đồng tiền xu đặt vào mắt xác chết.
Vô đề, 2011 Họa sĩ Thea Duskin
Susanna Kumschick
“Chúng tôi không biết nhiều về các hình xăm cổ, chúng không được lưu giữ trong bảo tàng như các bức họa nổi tiếng do vậy chúng tôi không thể đánh giá chúng,” Kumschick nói. “Thật khó cho các nghệ sĩ mà họ đang làm việc xăm hình, ta sẽ làm gì với những người khi mà họ ngủ, họ ăn, họ chết?"
Rất nhiều hình xăm không phải là nghệ thuật, nhưng có những hình có thể xem là tác phẩm nghệ thuật.” Bà tin rằng cần có thêm nhiều ý kiến phê bình nghệ thuật đối với việc xăm hình. “Một hình xăm, nếu nó được làm tốt, nó sẽ đi kèm với cơ thể, với con người và nhân cách (tính thẩm mỹ và ý nghĩa của hình xăm, toàn bộ câu chuyện) tất cả những thứ này cộng lại sẽ trở thành một tổng thể có một không hai. Nó là một tác phẩm nghệ thuật không thể so sánh với bất kỳ thứ gì khác.”...
-Xem toàn bài trên BBC
-(*) Xem thêm bài và hình ảnh trong triển lãm
Bài cũ:
"Corset piercing" được ví von là chiếc áo coóc-xê rùng rợn nhất của giới trẻ yêu thích những điều kì quái và có "máu" phiêu lưu mạo hiểm. Đây cũng là một biến thể mới của những tín đồ say trò xỏ lỗ đeo khuyên. Nó được giới "dân chơi" cực kỳ yêu thích bởi họ cho rằng xài "Corset piercing" thì đẳng cấp sẽ ăn đứt những hình xăm, đeo khuyên rốn, khuyên môi hay xuyên lỗ ở nhũ hoa.
Delvoye đã nhập khẩu những con lợn từ châu Âu để chuẩn bị cho kế hoạch triển lãm mà ông đặt tên là “Trang trại nghệ thuật” và nuôi chúng tại một khu vực gần Bắc Kinh. Ông xăm chúng khi vẫn còn rất bé. “Theo dõi các tác phẩm nghệ thuật này thay đổi cùng với quá trình lớn lên của những con lợn thật thú vị”, Delvoye nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips