Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Hong Kong: Ngày chiếm đóng thứ 65

Alex Chow, Joshua Wong hôm thứ hai 1/12
Sau 2 đợt giải tán của cảnh sát, và tái chiếm của người biểu tình tại khu vực đường Lung Wo dẫn vào tòa nhà LegCo bất phân "thắng bại", cảnh sát đã canh đúng lúc sức lực lẫn tinh thần của người biểu tình xuống thấp nhất lúc bình minh vừa ló dạng (6h sáng giờ HK) họ đã bất ngờ đổ quân đẩy lui người biểu tình tại khu vực Lung Wo và công viên Tamar.
Và cảnh sát đã thành công sau đó khi giải tán và thông xe trên đường Lung Wo, dẹp sạch lều tại công viên Tamar. Họ sử dụng vòi rồng phun nước vào người biểu tình trong điều kiện buổi sáng nhiệt độ xuống thấp chừng 10-12 độ C.
Clip tổng hợp sáng CN tại Lung Wo và Tamar (Click here)
12 đêm hôm qua, đại diện HKFS, Alex Chow và Oscar Lai đã có một cuộc họp báo ngay tại khu vực Admiralty.
Sau đây là trích thông cáo của HKFS sau đêm 30/11:

“HKFS, chúng tôi kêu gọi mọi người hãy ôn hòa, kiên định và giữ gìn tài sản công cộng, không để bị khiêu khích và cũng không nên khiêu khích hay tấn công lực lượng cảnh sát”
“Vì chính quyền và những người đứng đầu chính quyền đã cố tình phớt lờ yêu cầu của người dân, và sử dụng vũ lực để giải tán người biểu tình đã tạo ra làn sóng người tham gia vào các đợt tập trung và tuần hành. Một chính quyền không quan tâm đến người dân và phớt lờ tất cả yêu cầu của người dân là một chính quyền không xứng đáng và chúng tôi đòi hỏi chính quyền đó phải trả mang lại quyền lực thật sự cho người dân.
Chúng tôi muốn thông báo đến các nhân viên làm việc tại hội sở chính quyền đặc khu biết rằng chúng tôi sẽ làm “tê liệt – paralysis” các hoạt động của chính quyền cho đến khi chính quyến có thái độ hợp tác và thật sự làm việc với mục đích “cho và vì người dân”. Chính quyền phải có trách nhiệm giải đáp và phản hồi lại những yêu cầu của người dân, của các hội đoàn tại Hong Kong: rút lại “Sách Trắng Bầu Cử 2017”, thực hiện 5 bước đã thỏa thuận nhằm tiến đến việc cải cách chính trị tại Hong Kong.
Ngược lại, chúng tôi – HKFS sẽ tiếp tục thực hiện việc phong tỏa và làm tê liệt các hoạt động tại khu vực hội sở chính quyền cho đến khi nào đạt được mục tiêu có được một chính quyền vì dân thật sự”
 Người biểu tình bị đàn áp trong những ngày qua
Cảnh sát chống bạo động đã được tập trung lại và tấn công người biểu tình lúc 1h30 sáng 01/12 tại khu vực đường Lung Wo.
Vòi phun áp lực đã được bố trí tại khu vực lối vào văn phòng toàn quyền đặc khu CY Leung.
Dùi cui và chó nghiệp vụ đã được huy động để đẩy lùi người biểu tình tại cửa nam đường hầm Lung Wo. Bắt bớ đã diễn ra và ít nhất thêm 5 người vừa bị bắt (3 nữ).
Cảnh sát đặc nhiệm cũng đã tung quân ra khu vực công viên Tamar để đàn áp.
Sau khi cảnh sát giải tán khu vực đường và hầm Lung Wo vào lúc 1h20 sáng, người biểu tình đã canh và tái chiếm lại khu vực này sau 3h40 sáng. Bên này đẩy lùi bên kia thì bên kia canh và tái chiếm. Và hiện nay tạm thời hai phía đang "nghỉ xả hơi" trước khi đón bình minh và chờ thay ca, bổ sung lực lượng. Lối cầu thang cuống lên LegCo đã bị chặn lại bởi nhiều vật dụng khác nhau.
Cảnh sát cho biết trong đêm CN đã bắt giữ 40 người biểu tình (35 nam, 5 nữ).
---> Chu Yiu-ming, Benny Tai và Chan Kin-man
Ba thành viên sáng lập phong trào OCLP Benny Tai, Chan Kin-man và Chu Yiu-ming cho biết họ dời lại ngày tình diện tại sở cảnh sát sang thứ Sáu tuần đầu của tháng 12 để có thể tiếp tục hổ trợ cho phong trào.
6h sáng (giờ HK) cảnh sát đã được tăng cường và sử dụng dùi cui, vòi rồng để đầy lui người biểu tình khỏi lòng đường Long Wu và công viên Tamar.
Theo báo chí có khoảng 3.500 cảnh sát đã luân phiên giải tán người biểu tình trong 3 đợt kể từ 9h tối qua đến 6h sáng giờ HK. Khu vực tập trung cửa ra vào LegCo và lối vào bãi đậu xe toà nhà vp làm việc của toàn quyền CY Leung đã được tăng cường cảnh sát. Bãi xe LegCo hiện diện hơn 100 người biểu tình và phía cảnh sát đông hơn nhiều lần.
7h sáng (giờ HK) cảnh sát tập trung đông trên khu vực cầu bộ hành bắt qua khu vực đường Connaught - khu vực chính của OCLP tại Admiralty và bên dưới là sân khấu chính họp báo hàng đêm. Cảnh sát tập trung ở đây và đang khiêu khích, chọc tức người biểu tình bên dưới. Một vài người biểu tình đã đáp trả và kêu gọi cảnh sát "hạ sơn giác đấu" khi họ đưa "ngón tay thúi" về phía cảnh sát.
Alex Chow đại diện HKFS đang cùng những người biểu tình tranh luận bên trong khu vực OLCP ở Admiralty.
Khu vực công viên Tamar hiện nay cảnh sát đang rất đông và đang thu dọn lều cắm trại ở khu vực này.
-Bảo Thiên/Chính Luận
Bài cũ: Cách mạng Dù thoái trào

4 nhận xét:

  1. Liệu phe dân chủ đã thua trận chiến Hồng Kông?
    Đây là tựa đề dưới dạng câu hỏi của một bài phân tích trên trang quốc tế của Le Figaro. Tác giả bài báo, Patrick Saint-Paul, thông tín viên từ Bắc Kinh đặt thêm một loạt câu hỏi: Phải chăng ván cờ đường phố đã kết thúc? Tại sao dân Hồng Kông bị chia rẽ ? Cuộc chiến chưa đánh đã thua trước hay không ? Chiến lược của Bắc Kinh như thế nào ? Và câu hỏi cuối cùng là "về lâu về dài, dân chủ có thắng điểm hay không ?"

    Các chuyên gia mà phóng viên Pháp đặt câu hỏi đều nghĩ rằng " phong trào cách mạng Hoa Dù " trong giai đoạn một đã héo úa. Sau 60 ngày huy động lực lượng dân chủ, cuộc đấu sức có vẻ nghiêng về phía Bắc Kinh. Tuy nhiên, làn sóng bất bình này là một " lời cảnh cáo " đối với chế độ Trung Quốc.

    Nếu đa số người dân Hồng Kông muốn chấm dứt chiến thuật biểu tình phong tỏa sinh hoạt kinh tế thì không một ai, kể cả Bắc Kinh, dự đoán được là phong trào sinh viên học sinh có thể cầm cự lâu dài như thế.

    Nếu chính quyền Trung Quốc có nhiều công cụ gài đặt tại Hồng Kông để gây chia rẽ giữa dân và phong trào dân chủ, giữa thế hệ già và thế hệ trẻ thì ngay trong nội bộ phong trào cũng có những bất đồng do một bên là sinh viên học sinh " bồng bột " muốn đánh đến cùng, và một bên là giới giáo chức trầm tĩnh hơn, muốn thay đổi chiến thuật, tái chinh phục lòng tin của dân chúng, trước khi tìm ra một biện pháp đấu tranh mới mà mục tiêu sau cùng là buộc Bắc Kinh tôn trọng tinh thần tự quyết.

    Phe thân Trung Quốc chống phong trào dân chủ lý luận là Anh Quốc trong suốt thời gian kiểm soát Hồng Kông đã không cho nhượng địa này dân chủ, trong khi Bắc Kinh còn chấp nhận hình thức " một quốc gia hai chế độ " và bầu cử. Nhưng theo Le Figaro, từ thập niên 1950, Chu Ân Lai đã đe dọa Luân Đôn là mọi động thái dân chủ hóa Hồng Kông sẽ bị Trung Quốc xem là hành động gây hấn và Bắc Kinh ngầm cảnh báo là sẽ động binh can thiệp. Theo tuyên bố của Toàn quyền cuối cùng Chris Patten thì Trung Quốc lo sợ dân chủ sẽ phát triển mạnh tại Hồng Kông một cách không thể tránh được và một ngày kia, Hồng Kông sẽ độc lập như Singapore.

    Do vậy, chiến lược đối phó của Bắc Kinh là sử dụng các công cụ cài đặt tại Hồng Kông để đánh phá phong trào dân chủ. Thành phần tranh đấu ý thức hệ sẽ trả giá rất đắt : Bị cấm sang Hoa lục, không tìm được việc làm ở các công ty bị Bắc Kinh lũng đoạn mà thành phần này khá đông.

    Tuy nhiên, nếu cho đến nay, sinh viên Hồng Kông chưa thành công buộc Bắc Kinh nhượng bộ thì về lâu về dài, cuộc chiến này sẽ mang lại hoa trái rất nhiều. Chuyên gia Pháp François Godment nhấn mạnh : Muốn lãnh đạo Hồng Kông được bầu theo kiểu dân chủ Tây phương ngược lại quan điểm của Hoa lục là chuyện ngây thơ. Tuy nhiên, một chuyên gia khác ở Hồng Kông là Jean-Pierre Cabestan nhắc, tuy đây là một cuộc chiến không tương xứng này, nhưng cuối cùng Trung Quốc phải nhượng bộ như đã nhiều lần trong quá khứ 2003, 2010 và 2012. Trung Quốc ngày nay không thể hành xử như Trung quốc 1989 đàn áp Thiên An Môn. Tập Cận Bình biết rằng có những giới hạn không thể vượt qua, không thể muốn làm gì thì làm.

    Tuổi trẻ Hồng Kông thành công đặt nền móng cho tương lai
    Thông tín viên Le Figaro ở Bắc Kinh kết luận : Tuổi trẻ Hồng Kông đã thành công đặt nền móng cho tương lai chính trị và trở thành tác nhân không thể thiếu. Phong trào cách mạng Hoa Dù làm Trung Quốc phải thận trọng hơn trong cách quản trị Hồng Kông và tạo điều kiện cho thành phần xã hội trung lưu và bình dân thêm can đảm, không còn khuất phục trước một bộ sậu chính trị chỉ biết tuân theo lệnh của Bắc Kinh.

    Trả lờiXóa
  2. Người lãnh đạo Scholarism tuyên bố sẽ cùng hai sinh viên khác tuyệt thực cho đến khi nào Chủ tịch KY Leoung chịu mở lại cuộc đàm phán.

    Nhà lãnh đạo phong trào sinh viên Joshua Wong tuyên bố tuyệt thực vào cuối ngày thứ hai, một đêm sau khi những người đấu tranh đòi dân chủ thất bại trong ý muốn làm tê liệt các tòa nhà chính phủ, dẫn tới các cuộc xô sát bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát Hồng Kông.

    Wong, tuyên bố rằng anh và hai thành viên nữ khác sẽ tuyệt thực cho đến khi giám đốc điều hành Leung Chun-ying của thành phố khởi động lại các cuộc đàm phán về cải cách bầu cử.
    Nói chuyện với các sinh viên từ Admiralty, Wong nói rằng anh sẽ tuyệt thực trên đường Tim Mei Avenue.

    Trả lờiXóa
  3. Trái với nhiều dự đoán rằng phong trào biểu tình của sinh viên, học sinh Hongkong sẽ thất bại trước chiến lược "câu giờ" của Hoa lục, phong trào lại bùng phát và mang tính quyết liệt hơn. Hongkong không phải là lục địa, dù đã được trao trả về Trung cộng nhưng phía sau lãnh thổ này là nhiều nước liên quan và ẩn sâu trong đó là văn hóa tự do, khai phóng từ 100 năm song hành với Anh quốc.

    Hôm 1.12, Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định Trung Quốc đã sai lầm khi ngăn cản đoàn nghị sĩ Anh đến Hồng Kông điều tra tình hình áp dụng Tuyên bố chung Trung - Anh, vốn là cơ sở để trao trả Hồng Kông năm 1997. Và ngay tối 1.12, Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) tuyên bố sẽ tuyệt thực cùng 2 thành viên trong nhóm Scholarism, trong đó có một học sinh cấp 2.

    Joshua Wong và 2 thành viên tuyên bố: "Sống trong thời buổi phức tạp này, đây là một nghĩa vụ. Hôm nay, chúng tôi sẵn sàng trả giá" .

    Bản thân tôi cúi đầu cảm phục trước người thanh niên sắp tròn 18 tuổi này và tiếc cho định mệnh đã trao họ vào tay loài quỷ đỏ.
    NGUYỄN ĐÌNH BỔN

    Trả lờiXóa
  4. Cuộc cách Dù ở Hongkong là cuộc cách mạng đòi quyền dân chủ và tự trị tất yếu của những con người nhận được ảnh hưởng tốt đẹp từ nền văn minh Tây phương, sau gần 150 năm sống trong sự bảo hộ của Anh quốc. Cuộc cách mạng này không thể thất bại, vì nó chẳng những là ước vọng của 10 triệu dân Hongkong mà còn là nguồn hi vọng của hơn 1 tỷ rưỡi người dân Hoa lục. Đặc biệt nó cũng là nguồn hi vọng của gần 100 triệu người dân Việt Nam. Cả thế giới đang nhìn vào cuộc cách mạng Dù. Sự thành bại của nó sẽ là thước đo cái thành trì đảng chủ phát xít của Hoa lục, đồng thời cũng là thước đo, chẳng những tinh thần dân chủ của người dân Hong Kong mà còn là thước đo tinh thần yêu chuộng tự do dân chủ của toàn thể con người trên thế giới.

    Cả thế giới phải ủng hộ Hong Kong là điều tất yếu.

    Một điều cần phải nói thêm, với dân số gần 93 triệu dân như hiện nay, Việt Nam đứng hàng thứ 13 trong số các nước đông dân nhất thế giới. Với chính quyền dốt nát, mê muội của đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, chỉ cần con số bằng một nửa những người tham gia cuộc cách mạng dù ở Hong Kong là có thể thực hiện được một cuộc cách mạng nón lá, cách mạng nhung hay cách mạng gì đó… ở Việt nam, mà tôi tin tưởng là chúng ta có thể thành công một cách dễ dàng gấp nhiều lần cách mạng Dù ở Hong Kong.

    Từ 10 triệu dân Hong Kong có thể sản sinh ra một cuộc cách mạng Dù làm cả thế giới phải quan tâm. Nhưng từ 100 triệu dân Việt Nam hiện nay, sẽ có thể phát sinh ra một cuộc cách mạng nào chăng, với chứng bệnh bại liệt tinh thần của 99,9% trên toàn thể người dân Việt. Cuộc cách mạng Dù ở Hong Kong nếu không thành công hoàn toàn thì cũng phải thành công trên một bình diện nhất định nào đó. Còn cuộc cách mạng ở Việt Nam chưa có dấu hiệu gì xảy ra, hay ra những con người Việt nam còn chờ đợi một phép lạ nào trên trời rơi xuống chăng?

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips