Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Hồng Kông: Cách mạng dù, Người dù và Nơ vàng

CÁCH MẠNG DÙ
Khi các bình khí cay được mở và khói bốc ra, những người biểu tình Hong Kong chỉ có những chiếc dù để tự vệ. Người ta mang dù theo ban đầu chỉ bởi cái nóng quá gay gắt những ngày qua.
Nhưng sau đó, hình ảnh những chiếc dù đã được đăng lên như biểu tượng của sự đoàn kết. "Cách mạng dù" đã trở thành hiện tượng nghệ thuật trên mạng của phong trào biểu tình.

Khi trời mưa... hãy mở dù, đó là lời khuyên của những người biểu tình Hong Kong mà nay được lan truyền khắp nơi. Hình ảnh người biểu tình cùng nhau giương dù chống lại tình trạng xịt hơi cay đã thu hút rất nhiều lời bình luận trên các mạng xã hội. Trong vòng vài năm vừa qua, nghệ sỹ người Hong Kong Kacey Wong đã theo đuổi nghệ thuật biểu tình, khi mà người dân Hong Kong bắt đầu xuống đường phản đối một cách thường xuyên hơn.
Sáng hôm thứ Hai, sau một đêm chứng kiến cảnh có thêm các vụ đụng độ và thêm việc sử dụng khí cay, ông đã lên trang Facebook của mình, kêu gọi các nghệ sỹ hãy đưa ra các ý tưởng thiết kế cho cách mạng dù Hong Kong.
Ông tin rằng tổng hợp ý kiến và các kiểu thiết kế với nghệ thuật đương đại là điều thích hợp.
"Tôi có cảm hứng từ việc chứng kiến mọi người tự vệ với những đồ dùng có trong mỗi gia đình. Sự tương phản thật là rõ rệt. Một bên là sự tàn nhẫn của cảnh sát, còn một bên là những chiếc dù tội nghiệp," ông Wong nói với BBC.
"Chiếc dù đã được biến từ vật dụng thông thường hàng ngày thành biểu tượng chống đối, biểu tượng phản kháng."
Với ông, internet đã đưa phong trào này vượt ra khỏi khuôn khổ các đường phố Hong Kong: "Bạn không cần phải có mặt ở một chỗ nhất định vào đúng một giờ nhất định. Công nghệ khiến cho nhiều người có thể tham gia cuộc biểu tình này." (BBC)
 Nét tương đồng giữa "chiến thuật" của dân HK với các chiến binh La Mã xưa
 Lá cờ Hồng Kông do chính Tàu cộng phê duyệt sẽ biến thành những cánh dù quật khởi
 Bức tranh nổi tiếng Nữ thần Tự do nay đã "sát cánh" với Cách mạng dù Hồng Kông
Các bạn trẻ HK còn sáng tạo nhiều hơn nữa những tác phẩm ủng hộ cuộc biểu tình
NGƯỜI DÙ
 Hình ảnh người thanh niên này xuất hiện nổi bật trên nhiều phương tiện truyền thông thế giới...
 Vì vô tình nó gợi cho nhiều người hình ảnh của 25 năm trước, trên quảng trường Thiên An môn...
 Một thanh niên vô danh đã dũng cảm ngăn đoàn xe tăng đang hùng hổ nghiến nát người biểu tình
 Rồi đây lịch sử Hồng công sẽ có trang ghi nhận "Người dù" của tuổi trẻ HK dũng cảm hôm nay
RUY BĂNG VÀNG
Biểu tượng sợi ruy băng vàng bắt đầu xuất hiện từ 400 năm trước trong 1 bài thơ tiếng Anh khá phổ biến , nói về 1 phụ nữ có chồng đi xa, bà sống trong hy vọng chờ đợi tin mừng ngày chồng về. Sợi ruy băng nói lên hy vọng của con người và về sự trông ngóng 1 tin vui.
Người Anh di cư sang Mỹ đã đem theo biểu tượng dây ruy băng vàng này và khi nội chiến bùng nổ thì những người vợ lính ở nhà đã cột dây ruy băng vàng quanh các gốc cây trong sân nhà để làm biểu tượng mong nhớ chồng và chờ chồng đem tin chiến thắng về. Từ đó mới có bài hát nổi tiếng "Tie a yellow ribbon around a tree...". Những người lính Mỹ chiến đấu ở xa cũng dùng khăn quàng cổ màu vàng để nhớ đến vợ con ở quê nhà.
Một vài quốc gia khác thì người vợ lính có chồng bị bắt làm tù binh chiến tranh cũng dùng dây ruy băng vàng để nói lên lòng nhớ chồng và hy vọng chồng mình sớm trở về.
Dần dần, ruy băng vàng trở thành biểu tượng chung của cả thế giới cho HY VỌNG và cho CHIẾN THẮNG.
 
Khi sinh viên Hong Kong xuống đường biểu tình chống sự áp đặt của nhà cầm quyền Bắc Kinh họ đã dùng dây ruy băng vàng. Với ý nghĩa đó chính là HY VỌNG và NIỀM TIN vào CHIẾN THẮNG của phong trào đòi dân chủ của họ.(DÂN LUẬN)
 Người Hong Kong treo ruy băng vàng trước cổng tòa nhà chính phủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips