Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Bên lề quốc khánh Tàu cộng tại Hồng Kông

Ngày hôm qua 1/10, ngay trong lễ kỷ niệm 65 năm quốc khánh Trung cộng do bọn Hán gian HK tổ chức...
xuất hiện một cái dù vàng - hiện đang là biểu tượng của cuộc cách mạng đòi dân chủ của người HK...

Người cầm dù và đeo cả nơ vàng là ông Paul Zimmerman, một ủy viên hội đồng quận
Sáng 1/10, những người đòi dân chủ ở Hồng Kông đã tập trung về quảng trường Bauhinia, nơi diễn ra lễ thượng cờ Trung cộng mừng ngày Quốc khánh.
Thủ lĩnh Joshua Wong và các bạn cũng có mặt. Khi cờ được kéo lên, các bạn đã nhất loạt giơ hai tay bắt chéo thành hình chữ X ngang đầu; quay lưng đi, tỏ ý phản đối.

2 nhận xét:

  1. Trong khi chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt các bài tường thuật trong nước về phong trào dân chủ đang ngày càng phát triển ở Hong Kong, một số người Hoa ở lục địa đang vào Hong Kong đặc biệt để học hỏi về những ý nghĩa của việc biểu tình đòi quyền dân sự và dân chủ

    Hàng năm, hơn 30 triệu người Trung Quốc lục địa vượt qua biên giới vào Hong Kong. Thông thường họ đi để làm ăn hay mua bán. Tuần này, trong ba ngày lễ Quốc khánh, nhiều người sẽ chứng kiến một quang cảnh bất ngờ: hàng chục ngàn người dân Hong Kong đi biểu tình đòi phổ thông đầu phiếu, cắm trại bên ngoài các cửa hiệu và nhà hàng ăn mà họ thường đến.

    Một doanh gia ở Quảng Đông, ngay bên kia biên giới, ngại không muốn cho biết tên, nhưng nói với đài VOA rằng ông không biết chút gì về mục đích của người dân Hong Kong.

    Một sự thiếu hiểu biết như thế không có gì là lạ bởi vì các bài tường thuật về phong trào dân chủ Hong Kong bị hạn chế ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong các khu biểu tình, VOA đã gặp nhiều du khách từ lục địa biết chuyện rõ hơn.

    Kỹ sư điện tử Stewart Sze nói anh biết được về phong trào dân chủ nhờ sử dụng một mạng lưới gần như của tư nhân để né tránh cái được gọi là Đại Hỏa thành (Tường lửa) của Trung Quốc, ngăn công dân Trung Quốc xem nội dung truyền thông mà Bắc Kinh cho là không thích hợp.

    Ông Sze nói: “Tôi là một người ủng hộ sinh viên vì họ nhận ra rất sớm cái gì là dân tộc và cái gì là chính quyền. Tôi nghĩ họ chống lại chính phủ của chúng ta, chứ không chống lại đất nước. Đó là một sinh hoạt dân chủ rất quan trọng.”

    Người biểu tình ở Hong Kong là một nguồn khích lệ, theo ông Sze, người biết việc những người khác ở lục địa đang đến Hong Kong để quan sát và học tập từ phong trào Chiếm Trung.

    “Thực ra, tôi cảm ơn nhân dân Hong Kong rất nhiều vì họ thực thi các hoạt động dân chủ ở Trung Quốc. Đài Loan có các tập tục dân chủ, nhưng ở lục địa Trung Quốc, đây là thành phố duy nhất bạn có thể làm những việc như thế.”

    Phát biểu nhân lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ông Zse nói thêm rằng ông không sợ bị bắt lúc trở về nhà ở Sơn Đông. Tuy nhiên, ông cũng không lấy làm tin tưởng là được chứng kiến cảnh dân chủ ở nơi nào khác tại Trung Quốc trong cuộc đời mình.

    Trả lờiXóa
  2. Chính quyền Bắc Kinh đã bắt giữ hơn 20 người ở lục địa, vì những hành động ủng hộ của những người này với cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.

    Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết Trung Quốc đã bắt người ở nhiều thành phố, trong đó có Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Quảng Châu và Giang Tô. Những người bị bắt đã bày tỏ sự ủng hộ trên mạng đối với các cuộc biểu tình, có ý định du hành tới Hong Kong để tham gia biểu tình hay cạo đầu trong khuôn khổ chiến dịch ‘Cạo đầu cho Hong Kong’ ở lục địa.

    Trung Quốc đã cấm các hình ảnh cuộc biểu tình được chia sẻ trên mạng và chận dịch vụ chia sẻ hình ảnh Instagram hồi cuối tuần qua. Các bản tin về các cuộc biểu tình cũng bị kiểm duyệt gay gắt.

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips