Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Đả Hổ diệt Ruồi để bắt Cóc già

Khi bức tranh vẽ con cóc không chỉ là một con cóc? Đó là khi nó trở thành một bức  tranh biếm họa dành cho cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Trang nhất tờ Tin tức Buổi tối Yangcheng vào ngày 30 tháng 8 năm 2014 có vẽ hình minh họa một con cóc. Cư dân mạng cho rằng hình ảnh trang bìa này là một cách nhạo báng cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Hình vẽ minh họa nổi bật trên trang nhất, nằm chính giữa ba cột báo, và có kích thước lớn hơn một nửa chiều dài của tờ báo.

Trong nhiều năm trời, cư dân mạng tại Trung Quốc đã gọi Giang Trạch Dân là “con cóc”, một phần bởi ngoại hình của  Giang hao hao giống con vật này, và một phần bởi cư dân mạng cần có một nickname để gọi các quan chức nhằm tránh khỏi kiểm duyệt.
Chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi" của Tập Cận Lọ
Các bài báo khác tiếp sau bài viết ngày 30 tháng 8 trên trang Tin tức Yangcheng là nói về sức khỏe của Giang Trạch Dân. Một website Nhật Bản tên là Tokyo Web đã đưa tin rằng Giang hiện đang được điều trị tại bệnh viện Thượng Hải do ung thư bàng quang.
Sau đó, Hệ thống Phát thanh và Truyền hình Seoul đã công bố thêm một yếu tố chính trị nữa trong câu chuyện điều trị của Giang. Bài báo đã giải thích tại sao cựu lãnh đạo Đảng lại bị khủng hoảng tâm lý sau bản tin ngày 29 tháng 7 về việc Chu Vĩnh Khang đang bị ĐCSTQ điều tra.
Ông Chu là một cận thần trung thành của Giang và từng là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong ĐCSTQ. Tuy nhiên, ông Chu mới bị hạ bệ trong chiến dịch chống tham nhũng kéo dài 20 tháng của ông Tập Cận Bình. Bên cạnh mục tiêu chống tham nhũng, chiến dịch này còn nhằm loại bỏ mạng lưới đồng minh của Giang Trạch Dân.
Với bối cảnh như vậy, có vẻ hình ảnh con cóc minh họa trên Tin tức Buổi tối Yangcheng không phải là ngẫu nhiên. Bài báo này được công bố tại tỉnh Quảng Đông, nơi một đồng minh thân cận của Tập Cận Bình là bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Hoa lãnh đạo.
Có vẻ như hình minh họa nhằm ám chỉ số phận chính trị của Giang, bởi có một ký tự tiếng Trung “zhi” được đặt ngay tại góc dưới bên phải. Khi “zhi” dùng kết hợp với chữ “zheng”, nó mang nghĩa bị trừng phạt hay là bị đàn áp thẳng tay.
Bên cạnh cuộc điều tra chính thức đối với Chu Vĩnh Khang, trong mùa hè năm nay, Giang đã phải chứng kiến cuộc thanh trừng đối với những đồng minh quyền lực của mình như: cựu quan chức quyền lực đứng thứ 2 trong quân đội Trung Hoa – Từ Tài Hậu; nhân vật quyền lực thứ 2 trong Bộ Công an và đồng thời là người đứng đầu văn phòng đàn áp Pháp Luân Công – Lý Đông Sinh, và cựu giám đốc điều hành trong lĩnh vực dầu mỏ Tưởng Khiết Mẫn.
Trong vài tuần qua, Giang đã chứng kiến đoàn thanh tra trung ương bao vây thành trì chính trị của ông ta ở Thượng Hải. Một thành viên thân tín của Giang là Vương Tông Nam, chủ tịch tập đoàn thực phẩm Bright Foods, cũng bị điều tra. Nhiều cộng sự khác của Giang tại nhà máy ô tô, nơi Giang từng làm việc khi còn trẻ, cũng bị thẩm vấn. Nhiều cộng sự khác của Giang tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc chi nhánh Thượng Hải cũng bị liên lụy.
Hơn một tháng trước đây, các quan chức Trung Quốc dựng lên chú cóc khổng lồ màu vàng cao gần 22m tại công viên Ngọc Uyên Đàm ở Bắc Kinh với mục đích thu hút du khách. Cóc vàng (kim thiềm) chính biểu tượng của tiền tài và may mắn trong văn hóa Trung Quốc. Theo mô tả chú cóc vàng ngồi trên một cánh sen khổng lồ và du khách có thể bơi thuyền xung quanh để chụp hình.
Không lâu sau đó, chú Cóc bơm hơi này được "photoshop" thêm cặp kính "đặc trưng" của Giang chủ tịch...
CNN tiết lộ, từ trước khi Cóc vàng Bắc Kinh gây được ấn tượng với công chúng thì trên Weibo, người dân đã đặt nickname “cóc” cho ông Giang Trạch Dân - người giữ cương vị Chủ tịch Trung Quốc từ thập niên 1990. Những hình ảnh của Cóc vàng chỉ “góp phần làm cho sự so sánh trở nên rõ ràng hơn” mà thôi.
CNN chỉ ra, khi Cóc vàng khổng lồ xuất hiện thì trên mạng xã hội Weibo (mạng xã hội của Trung Quốc, giống với trang Twitter) gần như ngay lập tức xuất hiện những “ví von” giữa Phục Hưng thiềm và cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Chính quyền Trung Quốc ra tay ngay lập tức, khiến từ “cóc” hiện đã trở thành một trong những từ khóa bị kiểm duyệt gắt gao nhất trên mạng internet tại nước này.
Fu King-wa, giáo sư ngành báo chí một trường đại học Hongkong chuyên nghiên cứu vấn đề kiểm duyệt trên Weibo, cho biết: “Đó là một dạng ngôn ngữ ẩn”. Ông Fu cho rằng cư dân mạng Trung Quốc thường tạo ra những cụm từ và câu chuyện hài hước với mục đích giao tiếp với nhau, bởi thực tế bọn họ không thể “trực tiếp nói về vấn đề mà họ muốn nói”.
Ông Fu King-wa nói thêm, mặc dù chú Cóc vàng tại công viên Ngọc Uyên Đàm không thật sự “giống” với ông Giang, nhưng người dân vẫn dễ dàng có sự liên tưởng. Ông này nói tiếp, khi người dân nhắc tới cóc nghĩa là họ muốn nói tới vị cựu chủ tịch này, đó là “một cách hiểu chung”.
Nguồn: (Vietdaikynguyen
) và (Soha)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips