Theo lịch Trái Đất ngày 5/8/2014 là ngày kỷ niệm
xe tự hành-robot “Tò mò” (Curiosity rover) làm việc được tròn hai năm trên sao
Hỏa. Còn theo "lịch sao Hỏa" một năm bằng 687 ngày thì Curiosity đã làm việc trên hành tinh
Đỏ mới hơn một năm.
Curiosity được NASA phóng lên hành tinh Đỏ với sứ mệnh nghiên cứu thăm dò xác định xem phải chăng sao Hỏa hàng tỷ năm trước kia từng có những điều kiện môi trường thích hợp cho sự sống của các vi khuẩn hay không. Tháng 8/2012 Curiosity hạ cánh xuống hành tinh Đỏ; từ nơi hạ cánh, nó di chuyển đến Yellowknife Bay, nhằm xác định tại Hố Gale ở địa điểm này xưa kia có từng tồn tại những hình thức đơn giản nhất của sự sống hay không. Câu trả lời là “có” sau khi Curiosity khoan hai mẫu đá ở Hố Gale và gửi kết quả về Trái Đất.
Curiosity được NASA phóng lên hành tinh Đỏ với sứ mệnh nghiên cứu thăm dò xác định xem phải chăng sao Hỏa hàng tỷ năm trước kia từng có những điều kiện môi trường thích hợp cho sự sống của các vi khuẩn hay không. Tháng 8/2012 Curiosity hạ cánh xuống hành tinh Đỏ; từ nơi hạ cánh, nó di chuyển đến Yellowknife Bay, nhằm xác định tại Hố Gale ở địa điểm này xưa kia có từng tồn tại những hình thức đơn giản nhất của sự sống hay không. Câu trả lời là “có” sau khi Curiosity khoan hai mẫu đá ở Hố Gale và gửi kết quả về Trái Đất.
Cuối năm 2013, bánh xe của Curiosity từng bị
trục trặc, khiến các nhà khoa học phải giảm tốc độ di chuyển của nó.
Trong năm sao Hỏa thứ nhất, Curiosity đã chụp
và gửi về Trái Đất hơn 70 nghìn bức ảnh hành tinh Đỏ. Trong năm sao Hỏa thứ hai,
nhiệm vụ chính của Curiosity là di chuyển.
Hình trên thể hiện sơ đồ hành trình của nó: đường màu đỏ là quãng đường Curiosity đã đi từ điểm hạ cánh có tên Bradbury (ngôi sao màu xanh) tới địa điểm nó có mặt ở ngày thứ 663 (gần tròn một năm sao Hỏa); đường màu trắng là hành trình nó sẽ đi tiếp trong thời gian tới.
Mùa xuân năm nay, Curiosity thu thập các mẫu cát-đá ở Windjana, phía tây nam khu vực hạ cánh Bradbury. Hiện nay nó đang bò tới đồi Murray. Mỏm đồi cô đơn này được xác định là lối vào thích hợp nhất để Curiosity đi tới đích cuối cùng - Mount Sharp, một ngọn núi cao 3,4 dặm Anh (5.471 m), được giới khoa học nhận định là nơi có điều kiện thuận lợi cho sự sống. NASA cho biết hiện nay Curiosity còn cách núi Sharp chừng 2,4 dặm.
Hình trên thể hiện sơ đồ hành trình của nó: đường màu đỏ là quãng đường Curiosity đã đi từ điểm hạ cánh có tên Bradbury (ngôi sao màu xanh) tới địa điểm nó có mặt ở ngày thứ 663 (gần tròn một năm sao Hỏa); đường màu trắng là hành trình nó sẽ đi tiếp trong thời gian tới.
Mùa xuân năm nay, Curiosity thu thập các mẫu cát-đá ở Windjana, phía tây nam khu vực hạ cánh Bradbury. Hiện nay nó đang bò tới đồi Murray. Mỏm đồi cô đơn này được xác định là lối vào thích hợp nhất để Curiosity đi tới đích cuối cùng - Mount Sharp, một ngọn núi cao 3,4 dặm Anh (5.471 m), được giới khoa học nhận định là nơi có điều kiện thuận lợi cho sự sống. NASA cho biết hiện nay Curiosity còn cách núi Sharp chừng 2,4 dặm.
Hành trình đã qua (trên) và chặng đường "gian nan" sắp tới (dưới) của Tò mò
Sứ mệnh của Curiosity sẽ chấm dứt khi nào sáu
chiếc bánh xe nhôm của nó do di chuyển mà bị va đập làm biến dạng và thủng tới
mức không di chuyển được nữa.
Xe tự hành-robot Curiosity nặng gần 1 tấn, chi phí chế tạo vào khoảng 2,5 tỷ USD; được phóng lên vũ trụ ngày 26/11/2012 và hạ cánh thành công tại Aeolis Palus ở Hố Gale trên sao Hỏa ngày 6/8/2012, sau khi vượt chặng đường 563 triệu km trong tám tháng rưỡi. Đây là một thành công rực rỡ của loài người trên con đường thăm dò vũ trụ xa xôi.
Xe tự hành-robot Curiosity nặng gần 1 tấn, chi phí chế tạo vào khoảng 2,5 tỷ USD; được phóng lên vũ trụ ngày 26/11/2012 và hạ cánh thành công tại Aeolis Palus ở Hố Gale trên sao Hỏa ngày 6/8/2012, sau khi vượt chặng đường 563 triệu km trong tám tháng rưỡi. Đây là một thành công rực rỡ của loài người trên con đường thăm dò vũ trụ xa xôi.
Để kỷ niệm sự kiện lịch sử định cư tròn một
năm sao Hỏa này, Curiosity đã tự chụp cho mình một bức ảnh/Nguyễn
Hải Hoành
Bài cũ:
-Thành công lớn nhất của loài người trên Hỏa Tinh
Bài cũ:
-Thành công lớn nhất của loài người trên Hỏa Tinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét