Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Bất bình đẳng trong xã hội Trung Quốc

Tờ "Global Times" dẫn nguồn bản báo cáo công bố gần đây cho biết rằng 1% số hộ gia đình giàu nhất Trung Quốc sở hữu hơn 1/3 của cải trong nước.
Trong tài liệu được gọi là "Báo cáo về sự phát triển phúc lợi xã hội ở Trung Quốc" tiết lộ một chỉ báo trực quan về vấn đề bất bình đẳng xã hội - 25% số hộ gia đình nghèo chỉ sở hữu khoảng 1% tài sản quốc gia.

Các chuyên gia Đại học Bắc Kinh ít lạc quan hơn so với cơ quan thống kê của chính phủ khi đánh giá hệ số Gini. Chỉ số này nói về sự bất bình đẳng thu nhập trong xã hội: chỉ số này sẽ được giả định là 0 nếu xã hội bình đẳng tuyệt đối và sẽ bằng 1 nếu có sự bất bình đẳng tuyệt đối. Trong bản báo cáo vừa được công bố có thể thấy rằng trong năm 2012, hệ số Gini ở Trung Quốc là 0,73. Trong khi đó, theo số liệu chính thức của Trung Quốc, hệ số Gini năm 2012 là 0.47, năm 2013 chỉ số này cũng duy trì ở mức tương tự.
Kết quả cuộc cải cách kinh tế diễn ra ở Trung Quốc không chỉ mang lại phúc lợi xã hội. Ngay cả các phương tiện tuyên truyền chính thức cũng không thể dấu diếm được là "chiếc bánh ngọt xã hội" ngày càng được phân phối một cách thiếu công bằng. Theo các nhà xã hội học, thậm chí con số 0,47 đã phải coi là mốc nguy hiểm. Các nhà khoa học tại Đại học Bắc Kinh cũng đưa ra kết luận tương tự - đây không phải là tín hiệu báo động mà đã là những rắc rối thực sự.
Thông thường sự gia tăng hệ số Gini liên quan đến khả năng biến động xã hội, tuy nhiên, điều đầu tiên và quan trọng nhất là khoảng cách ngày càng lớn trong phân phối thu nhập sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế. Chủ yếu là bởi vì hầu hết dân số có thu nhập thấp và trung bình trong nước đã dành phần lớn thu nhập để mua các mặt hàng thiết yếu. Kết quả là, nền kinh tế trong nước chủ yếu chỉ phát triển các ngành công nghệ thấp. Ngoài ra, khoảng cách thu nhập quá xa nhau ảnh hưởng đến khả năng của người nghèo đầu tư vào giáo dục con cái họ, mà điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực. Đương nhiên, điều này tạo ra khó khăn cản trở nền kinh tế Trung Quốc phát triển sáng tạo.
Làm thế nào để giải quyết vấn đề phức tạp này? Nên phát triển thị trường nhiều hơn hay nên đề cao chủ nghĩa xã hội? Chỉ thị hướng dẫn mới có thể sẽ kết hợp cả hai giải pháp này. Trong gói các cải cách kinh tế mới, không loại trừ khả năng chính phủ sẽ hỗ trợ người nghèo cũng như đầu tư vào khu vực kinh tế suy giảm.
Xem toàn bài

1 nhận xét:

  1. Dối trá ở Việt Nam
    Điều đáng nói là mặc dù bị xem là một quốc gia vẫn còn “đang phát triển”, Việt Nam lại khá tương đồng với Trung Quốc về lớp giàu mới nổi và tình trạng Gini. Cho tới nay, con số báo cáo kiên định của Việt Nam về Gini vẫn chỉ khoảng 0,4, tức ở mức “khá lý tưởng”.

    Nhưng lại không có được những con số công bố về người giàu và tỷ phú như Trung Quốc, cho tới nay báo cáo thống kê so sánh 5% số người có thu nhập cao nhất với 5% số người có thu nhập thấp nhất ở Việt Nam vẫn dưới 10 lần.

    Nhưng trước năm 2000, mức so sánh trên đã được một báo cáo độc lập chỉ ra là lên tới ít nhất 30 lần. Hai mươi năm sau, vào thời điểm này, nhiều chuyên gia đánh giá mức so sánh trên phải lên đến ít nhất 60-70 lần, nếu không nói là có thể đến hàng trăm lần. Khoảng cách này là tương xứng với thực trạng ở Trung Quốc, khi vào năm 2011, một nhà nghiên cứu phi chính phủ có tên là Vương Tiểu Lỗ đã công bố kết quả khảo sát cho thấy khoảng cách giữa 5% người giàu và 5% người nghèo lên đến chẵn bảy chục lần.

    Căn bệnh báo cáo dối trá vẫn là nguồn cơn ung thư đang hủy hoại những giá trị đạo đức cuối cùng của xã hội Trung Quốc và Việt Nam - hai quốc gia được xem là “hai đảng anh em” và “đồng chí tốt”. Nhưng khác rất nhiều với Trung Quốc khi quốc gia này dù sao cũng đang tiến hành một chiến dịch tầm cỡ nhằm thanh loại các nhóm lợi ích, tổ chức đảng và chính quyền Việt Nam vẫn chìm trong giấc ngủ sâu với cơn mơ “không biết chủ nghĩa xã hội có thể kéo dài đến thế cuối thế kỷ 21?”.
    Trường Sơn

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips