Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Ôi Tân Cương!

Tôi từng mơ có một lần đặt chân đến Tân Cương, nơi có những thành quách đền đài hoành tráng, nơi có những thảo nguyên bao la, những cánh đồng cỏ rộng tít tắp phía chân trời, nơi những người dân du mục chăn thả những đàn cừu đàn ngựa và cất cao tiếng hát ngợi ca quê hương tươi đẹp, nơi có những cô gái Duy Ngô Nhĩ (Uighur) có dáng người châu Á nhưng lại có đôi mắt đẹp sâu thẳm và huyền bí của người châu Âu, những cô gái mà ngày đã lâu lắm rồi, khi còn bé, tôi đã chen chân đi xem đoàn ca múa Duy Ngô Nhĩ sang Việt Nam biểu diễn và tôi còn nhớ mãi động tác lắc cổ điển hình của họ, những chiếc cổ trắng ngần lắc qua lắc lại mềm mại như không có xương.
 Tân Cương và Duy Ngô Nhĩ trong bản đồ TQ
Cảnh sát Trung cộng và những tấm bia sống người Duy Ngô Nhĩ trước mặt

Nhưng tôi chưa có dịp đến Tân Cương vì nghe nói nơi đó đang không yên ổn. Người dân tộc ở Tân Cương trong đó có người Duy Ngô Nhĩ bị người Hán đè nén áp bức đồng hóa từ đời này sang đời khác, đến đời cộng sản thì càng ngày càng khắc nghiệt và cuộc vùng dậy của họ cũng ngày càng mạnh mẽ. Những tin tức về những cuộc nổi dậy, những cuộc đàn áp chết nhiều người từ Tân Cương dội về làm cả thế giới lo ngại.
Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh, ông tổ của chủ nghĩa Mác đã “dạy“ như vậy và người dân Tân Cương đã thực hiện đúng như vậy và họ đã bị đàn áp và tàn sát dã man. Họ phải rời bỏ quê hương dắt díu nhau hàng ngàn cây số để tìm đất sống cho dù sự sống phải đổi bằng cái chết.
Sự việc vừa xảy ra ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh tỉnh Quảng Ninh chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện bi thương của dân tộc Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc rất yêu tự do và phóng khoáng, một dân tộc rất hiền lành đã bị biến thành hung dữ và khi hết đường lui, họ chỉ có con đường tự sát. Khốn nạn thay! Một dân tộc đang bị xóa sổ bởi những người đồng loại cùng một Tổ quốc.
Ôi! Đã sang thế kỉ thứ 21 rồi mà sao con người còn đối xử với nhau như loài cầm thú vậy. Chúng ta hãy thử đặt địa vị của mình là một người Duy Ngô Nhĩ, mình sẽ sống ra sao khi bị khinh rẻ, bị ruồng bỏ, bị đàn áp, bị đánh đập, bị giết chết như giết một con chó.
Hãy xem những tấm hình các xác chết đặt trên các xe ba gác ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh trước khi bàn giao cho phía Trung Quốc thì thấy họ ăn mặc rách rưới đói khát đã bao ngày nay để lê được bước chân tha hương đến đất Việt Nam thì có thể hiểu được họ ở cuối con đường sống rồi, và nếu còn sống mà bị trả về Trung Quốc họ sẽ bị tra tấn cho đến chết vì thế có thể giải thích vì sao họ sẵn sàng tự sát sau khi manh động không thành.
Vấn đề sắc tộc luôn là vấn đề nóng của thế giới. Chủ nghĩa khủng bố cực đoan đang làm đau đầu các nhà cầm quyền từ Mỹ, Nga đến Trung Quốc. Chủ nghĩa li khai đang là những thùng thuốc súng luôn sẵn sàng bùng nổ ở khắp nơi trên hành tinh này. Đức chúa Jesu, Đức Phật Thích ca Mầu Ni, Thánh A La đều răn dạy con người điều thiện, sống trong vòng tay thương yêu của đấng tối cao nhưng sao con người luôn lấy đạo giáo làm vũ khí để giết nhau. Từ hàng ngàn năm nay đã thế và hôm nay vẫn thế. - LƯƠNG KHÁU LÃO
 Người Hán đang tìm diệt người Duy Ngô Nhĩ ngay trên quê hương họ
 Phụ nữ Duy Ngô Nhĩ với truyền thống kẻ ngang đôi lông mày
Với trang phục dân tộc như thế này phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bị cấm đến những khu vực như trạm xăng; ngân hàng; bệnh viện...

2 nhận xét:

  1. Ông Trần Quốc Thuận, cựu quan chức Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội cho rằng việc Việt Nam 'vội vã' trả về Trung Quốc những người là nghi can, nghị phạm đến từ Tân Cương đã làm chết và bị thương 2 sỹ quan biên phòng ở tỉnh Quảng Ninh, đặt ra những dấu hỏi về việc Việt Nam có thực sự 'tôn trọng nhân quyền', 'tôn trọng nguyên tắc nhân đạo' cũng như 'tự tôn trọng độc lập chủ quyền, tự quyết về an ninh lãnh thổ' hay không.

    Theo luật sư Thuận, nếu đây thực sự là nhóm người chạy trốn và muốn tìm kiếm cơ chế cư trú chính trị từ Tân Cương, khu vực mà cộng đồng Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) đang phản kháng lại nhà cầm quyền trung ương Trung Quốc vì muốn đòi 'độc lập' và 'tự trị', thì Việt Nam phải xem lại nguyên tắc tôn trọng nhân quyền của mình, vì Hiến pháp Việt Nam cũng quy định nhà nước có thể xem xét những trường hợp người nước ngoài tìm kiếm cư trú, ẩn náu vì lý do này thay vì đẩy họ trở lại nơi họ đã liều mình bỏ trốn đi.

    "Phải chăng đây là một sự thỏa thuận giữa Việt Nam với Trung Quốc từ trước, nếu đây là một dân đòi hỏi quyền tự trị, quyền độc lập, họ chạy sang đất nước mình mà mình trao trả liền thì tôi nghĩ rằng cái đó về luật pháp quốc tế, phải xem xét một cách thận trọng," ông Thuận nói.

    Theo luật sư, cộng đồng cần phải tiếp tục theo dõi xem những người Tân Cương bị trả về sẽ bị Trung Quốc xử lý ra sao, và nếu họ bị 'trừng trị', bị 'đối xử độc ác', thì nhà cầm quyền Việt Nam có thể bị cộng đồng quốc tế coi là 'đồng lõa vi phạm nhân quyền' với Trung Quốc.

    Cựu quan chức Quốc hội cho rằng quyết định cho trả nhóm người Trung Quốc, trong đó có 4 phụ nữ, 2 thiếu nhi còn rất nhỏ tuổi, về lại Trung Quốc hôm thứ Sáu, có thể làm dư luận đặt dấu hỏi về 'tính nhân đạo', 'nguyên tắc cư xử nhân đạo' của Việt Nam.

    Luật sư Thuận cho rằng quyết định này chắc chắn phải được 'một cấp rất cao' của Việt Nam đưa ra, mà ông phỏng đoán có thể ít nhất tới cấp Trung ương Đảng, mà do đó theo ông chính quyền tỉnh Quảng Ninh và Bộ đội Biên phòng địa phương chắc chắn 'không dám làm'.

    Ông Thuận cũng cảnh báo việc Việt Nam 'quá vội vàng' trao trả người Trung Quốc gây án ở Việt Nam, làm thiệt mạng quân nhân, binh sỹ Việt Nam ngay trên đất của Việt Nam, mà lại không được xét xử ở Việt Nam.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Điều này theo ông có thể để lại hậu quả cho 'độc lập chủ quyền quốc gia' và 'an ninh quốc gia' trong tương lai, vì Việt Nam không thể vừa để an ninh quốc gia bị xâm phạm, đồng thời lại để nước ngoài 'xét xử hộ' các nghi can, nghi phạm cho mình.

    Trả lờiXóa
  2. Sự kiện 16 người Duy Ngô Nhĩ chạy trốn chế độ CS Trung Quốc, khi vào đến cửa khẩu Quảng Ninh, bị hải quan Việt Nam dùng vũ lực vây bắt để trao trả cho Trung Quốc, khiến bạo động xảy ra, đã làm chấn động nhiều nguồn tin thế giới.

    Phân tích mật mới nhất, được tiết lộ từ một sĩ quan quân đội CSVN giấu tên, cho biết thật ra đó là một kịch bản của Trung Quốc. Và Việt Nam hoàn toàn bị mắc mưu, trở thành tay sai giết người thay cho Trung Quốc, cũng như bộc lộ nhiều thông tin về an ninh cửa khẩu cho Trung Quốc.

    Sự kiện 16 người Duy Ngô Nhĩ ở Việt Nam, được tóm tắt như sau. Vào khoảng 12 giờ trưa ngày 18/4. Trong lúc chờ làm thủ tục hải quan ở cửa khẩu Quảng Ninh. Công an cửa khẩu Việt Nam đã bất ngờ đưa những người này sang phòng làm việc riêng, giam lỏng và thông báo rằng tất cả tạm thời bị giữ lại, chờ xe đưa sang biên giới trao trả cho công an Trung Quốc vì nhập cảnh trái phép, cũng như vì có yêu cầu chính thức bằng điện thoại từ Trung Quốc. Bất ngờ, 4 người đàn ông trong nhóm 16 người Trung Quốc đã chọn cách không chịu trao trả về Trung Quốc đã xông vào cướp súng AK của những công an đang canh gác họ. Số khác thì bẻ gãy chân bàn, cố thủ đòi phải được tự do.

    Theo lệnh của chỉ huy cửa khẩu, an ninh cửa khẩu nổ súng tấn công. Những người Duy Ngô Nhĩ bắn trả nên một công an chết tại chỗ. Một công an khác chết sau đó ít phút.

    Bộ đội được điều tới. Thấy không còn đường sống nên những người Duy Ngô Nhĩ đã tự sát bằng cách nhảy lầu hoặc tự bắn vào mình. Thông điệp của những người này rất rõ ràng “tự do hay là chết”.

    Theo mô tả của sĩ quan an ninh giấu tên, một trong những phân tích của an ninh Quân đội CSVN cho biết rằng Hà Nội đã hoàn toàn mắc mưu Trung Quốc trong sự kiện này.

    Thứ nhất là Trung Quốc đã mượn tay Việt Nam giết những người Duy Ngô Nhĩ này. Dù biết rõ và kiểm soát những người Duy Ngô Nhĩ này đi đâu, làm gì, nhưng Trung Quốc không ra tay và chỉ thông báo, ra lệnh cho Việt Nam hành động khi những người này ở trên đất Việt Nam. Sự kiện đau thương này diễn ra, như là một thông báo ngầm cho những người Duy Ngô Nhĩ muốn trốn khỏi chế độ CS Trung Quốc rằng chọn ngã đường Việt Nam thì chỉ có cái chết.

    Thứ nhì, trong việc đẩy những người Duy Ngô Nhĩ vào cuộc đánh trả – mà Bắc Kinh vốn biết đây là những người nhất quyết liều chết đi tìm tự do – nhằm kiểm tra khả năng kiểm soát an ninh và bộ đội cửa khẩu Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung. Tình hình cho thấy an ninh yếu ớt, khiến 2 lính bị chết là một phác đồ rõ cho Trung Quốc thấy thực lực của Việt Nam. Giả như một cuộc chiến tranh 1979 tái diễn, Bắc Kinh hoàn toàn có thể đo được thực lực của cuộc chiến hỏa tốc, sẽ như thế nào.

    Thứ ba, trong việc Hà Nội đang đi dần đến các hiệp ước thương mại và quốc tế có khuynh hướng dân chủ và tách ra khỏi Bắc Kinh, sự kiệm thảm sát này sẽ là một vết nhơ khiến con đường bắt tay với các quốc gia tự do phương Tây gặp nhiều khó khăn hơn.

    Nội bộ của Hà Nội đang rối bời về chuyện này. Sáng ngày 19 tháng 4, tất cả các báo chí nhà nước đều nhận được lệnh của ban tuyên giáo là không được gọi những người Duy Ngô Nhĩ bị thảm sát bằng hai chữ “Tân Cương”, nhằm tránh sự quan tâm của dân chúng về tình hình bất mãn chính quyền, từ các vùng đất do cộng sản kiểm soát.
    VĂN PHAN

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips