Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

"Kỷ yếu" Việt Nam 2013

Hàng chục ngàn doanh nghiệp lầm lũi chết trong năm 2013: Năm 2013 kết thúc với việc Chính phủ đã kiểm soát thành công lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đạt được những dấu ấn trên Việt Nam đã phải đánh đổi bằng tăng trưởng kinh tế và nguồn lực ngày càng suy giảm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng khoảng 5,42%, là năm thứ ba liên tiếp tăng dưới 6% và không hoàn thành mục tiêu đề ra. "Tổng cầu của nền kinh tế vẫn yếu, thị trường tiêu thụ trong nước thu hẹp, cải cách kinh tế chậm triển khai đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng năm 2013"
@ Tính đến 25/11/2013, mỗi đầu người VN gánh 859.51 USD nợ trong tổng số 77 tỉ 481 triệu 147 ngàn 541 đô la. Cứ mỗi ba tháng, VN trả nợ 1 tỉ USD
Tại sao chúng ta lại duy trì những chính sách kìm nén sự phát triển kinh tế đất nước? Từ khủng hoảng toàn cầu và suy thoái kinh tế năm 2008, đến nay thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi, nhưng Việt Nam vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy”, với mối lo tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – Trần Đình Thiên
@ Năm 2011 khoảng 50.000 DN chết cũng tiếc, nhưng tiếc vừa vừa thì đó là những anh quá yếu. Năm 2012 có 51.000 DN lâm vào hoàn cảnh tương tự, nhưng cũng chỉ khóc thương một lúc. Còn đến nửa năm nay 25.000 DN ra đi thật sự là tổn thất to lớn vì đó là số đã cầm cự được đến tận bây giờ. Và từ giờ đến cuối năm có thể chỉ 15.000 - 20.000 DN tiếp tục rời thị trường nhưng đó là những DN có chất lượng. "DN “đi” nhiều thế lấy đâu ra tăng trưởng GDP”
@ Điều bất hạnh cho Việt Nam là quốc gia này đã không thể có một tổng thống Mỹ đầy quyết tâm như Barak Obama – một quyết tâm đầy trong sáng, người đã giữ nguyên mức chi an sinh xã hội và y tế dù vào thời kỳ đầy khó khăn; và cũng không có được một Bernanke của Cục dự trữ liên bang – người có đủ tài và tâm điều hành chính sách tài chính.
Điều bất hạnh hơn là trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái gần như toàn diện, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và lòng dân quá bất an cùng bất mãn, các nhóm lợi ích lại vẫn tồn tại một cách đầy thách thức và trở thành những ông vua không ngai trên đầu dân nghèo. - Phạm Chí Dũng
Đó là nhận xét của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại phiên họp ngày 14-5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - ngân sách về tình hình kinh tế - xã hội và thu ngân sách những tháng đầu năm 2013.
Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.
@ Ngân sách nhà nước 2013: Thất thu và thâm hụt nhãn tiền
Hàng chục ngàn doanh nghiệp tiếp tục ngừng hoạt động kể từ đầu năm, các biện pháp hỗ trợ, kích thích sản xuất và tiêu dùng chưa phát huy được tác dụng, khoản nợ phải trả 104 ngàn tỷ đồng tiếp tục đè nặng lên ngân sách năm 2013 khiến khả năng thất thu và thâm hụt ngân sách nhà nước là chuyện nhãn tiền. Với hơn 100 ngàn doanh nghiệp dừng hoạt động trong 2 năm 2011, 2012, và 8.600 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động chỉ trong 2 tháng đầu năm 2013 cho thấy, rất có thể sẽ có thêm một năm tồi tệ nữa của kinh tế Việt Nam. Theo thứ trưởng Bộ Tài chính Hoàng Anh Tuấn, con số doanh nghiệp thành lập mới và giải thể xấp xỉ bằng nhau trong 4 tháng đầu năm nay cho thấy tình hình còn xấu hơn cả năm 2012. Tất cả những dấu hiệu này một lần nữa dấy lên nỗi quan ngại về những khó khăn chưa từng có đối với hoạt động ngân sách.
@ Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2012 cho biết, chỉ số động thái tổng hợp cho tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh là -21 điểm. Điều này cho thấy tình hình của các doanh nghiệp đang tiếp tục xấu đi: Tổng doanh số có xu thế xấu đi; Giá bán bình quân có xu thế giảm; Lợi nhuận bình quân/đơn vị sản phẩm giảm, tổng thể lợi nhuận giảm; Hiệu suất sử dụng máy móc giảm; Số lượng nhân viên giảm; Sản phẩm tồn kho tăng; Lượng đơn đặt hàng giảm.
@ Nhiều sai phạm trong chi tiêu ngân sách: Theo báo cáo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước tại phiên thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) về quyết toán ngân sách nhà nước 2011 được công bố vào ngày 10.4, trong năm 2011, thu ngân sách đạt hơn 962.000 tỉ đồng, chi hơn 1 triệu tỉ đồng, bội chi ngân sách gần 112.000 tỉ, bằng 4,4% GDP.
@ Nền kinh tế quý 1 năm nay buồn hơn cả quý 1 năm ngoái, mặc dù đạt được mức tăng trưởng GDP 4,89%, cao hơn con số 4,75% của quý 1 năm 2012, nhưng cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều có tốc độ tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ những năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp có mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 4 năm qua, còn sản xuất nông nghiệp vốn luôn được coi là điểm sáng, niềm tự hào, chỗ dựa của nền kinh tế, cũng đã bắt đầu đi xuống.../Vneconomy
@ Bất ổn gia tăng ngay trong tháng giêng này, số lượng doanh nghiệp giải thể là 7.278, tăng gần 7% so với tháng trước và 11,3% so với cùng thời điểm năm ngoái.
@ Lẽ ra 100 tỷ thì được vay 60 tỷ, nhưng vì ông đưa lên 500 tỷ nên họ được vay 300 tỷ. Tham ô, tham nhũng ngân hàng là ở đây. Người ta cho ông mấy tỷ đồng là ông nhắm mắt định giá khống. Nên bây giờ mới xảy ra nợ xấu ngân hàng, cả nước lên tới mấy chục tỷ đô la chứ có ít đâu.- Bá Thanh
@ Trong khi thế giới phấn đấu cho quyền của con chuột bạch thì ở Việt Nam, 213 học sinh ở Nghệ An bị biến thành chuột bạch trong một đề án mang danh khoa học. Thưa các vị phụ huynh, các vị nghĩ sao khi bỗng một ngày nào đó, các tiến sĩ dưới danh nghĩa nghiên cứu khoa học, một cái quyết định dấu đỏ trong tay, và hai hộp sữa 7.000 đồng, đè nghiến con em chúng ta ra để hút máu? - Đào Tuấn
Cũng từ ngày 10-1, mua bán vàng được xem như mua bán ngoại tệ và sẽ rất rủi ro nếu mua bán ở những nơi không được cấp phép.
@ Doanh nghiệp VN: Chết một nửa, nửa còn lại chưa có hy vọng hồi phục. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì số doanh nghiệp ở Việt Nam tại thời điểm này chỉ còn lại một nửa so với cuối năm 2011, chừng 313.000 doanh nghiệp. Những doanh nghiệp còn hoạt động sau một năm sóng gió cũng chỉ dám đề ra các chỉ tiêu thận trọng chưa từng có cho năm 2013.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips