Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Việt Nam cạn kiệt quỹ lương hưu vào năm 2029 ?

Việt Nam cạn kiệt quỹ lương hưu vào năm 2029? Đó là lời cảnh báo từ cơ quan ILO, và cho biết quỹ hưu VN sẽ thâm thủng kể từ 2020.
Báo Pháp luật Việt Nam nêu vấn đề này để cho biết nhà nước có thể sẽ phải tăng tuổi hưu.
Bản tin cho biết rằng việc phụ nữ nghỉ hưu trước nam giới 5 năm theo pháp luật lao động hiện hành, ngày càng nhận nhiều ý kiến phản đối từ xã hội. Bên cạnh đó, nguy cơ quỹ lương hưu cạn kiệt trong thời gian không xa nữa, cũng là một nguyên nhân, khiến cho ngành lao động-thương binh và xã hội phải tính đến chuyện tăng tuổi hưu.

Bản tin nhắc lại một khuyến nghị từ 4 tháng trước:
“Tháng 8/2102, tại hội thảo “Đánh giá tài chính Quỹ Hưu trí ở Việt Nam - Kết quả dự báo và những khuyến nghị” do Bộ LĐ-TB&XH và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức, một khuyến nghị đã được đưa ra: Quỹ lương hưu Việt Nam sẽ cạn kiệt vào năm 2029.”
Đặc biệt, Việt Nam đang gặp nan đề lão hóa: “Cụ thể, quá trình lão hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh và chỉ khoảng 20% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Điều này dẫn đến một tỷ trọng lớn dân số sẽ không được hưởng trợ cấp xã hội trong tương lai.”
Chuyên gia của ILO tại Việt Nam đánh giá: “Quỹ lương hưu sẽ bắt đầu thâm hụt từ năm 2020 và sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2029.”
Để giải quyết tình hình, theo ILO sự kết hợp giữa tăng tuổi về hưu và thay đổi cách tính lương hưu sẽ giúp tăng tính bền vững của quỹ hưu trí trong dài hạn.
Vấn đề được hâm nóng lại tuần qua, theo báo Pháp Luật VN, khi ghi nhận về buổi hội thảo trong đó ghi lời “Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết, thời gian tới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến về tuổi nghỉ hưu, tìm ra phương án chung để khi đưa vào luật thực hiện không bị vướng mắc và đảm bảo lợi ích của đại đa số người lao động.
Còn quan điểm của Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐ cho thấy sẽ đề xuất hai phương án: Một là tăng của cả nam, nữ và hai là chỉ tăng tuổi nghỉ hưu của nữ.”/Việt Báo
Cơm thêm: Câu chuyện cái sổ hưu và "tiết lộ động trời" của quan-năm-phó-giáo-sĩ Trần Đăng Thanh
Tôi đi giảng cho tất cả các đối tượng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa hiện nay có rất nhiều nội dung, một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta, đó là bảo vệ cái sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu"

3 nhận xét:

  1. Liên quan tới PGS, NGUT, Đại tá Trần Đăng Thanh, nhà báo An Thanh Lương cho biết bên FB: “Tin buồn gửi Ba Sàm. Theo nguồn tin vỉa hè nhưng đảm bảo chính xác 100% vừa nghe được thì PGS.TS. NGUT Trần Đại Đăng Thanh, người đã có bài nói chuyện ‘nổi đình đám’ mà Ba Sàm đã tung lên mạng, đã bị cách chức Trưởng Khoa Của Học viện Quân sự. Tất cả chỉ vì cái bài nói chuyện huyênh hoang và láo lếu đã chôn vùi ‘sự nghiệp’ của anh ta. Sau hai lần bị Bộ QP gọi lên kiểm điểm những tưởng chỉ bị phê bình nhưng do các Bộ Ngoại Giao và Công an phản đối kịch liệt vì đã làm phương hại đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước nên ‘nhà giáo yêu quái’ đã bị giáng chức. Tội của Thanh một thì tội của Ba Sàm 10 vì đã làm hại Thanh khi cho cả thế giới biết sự dốt nát và hãnh tiến của một vị Phó giáo sư Tiến sĩ đểu của Viet Nam…”

    Trả lờiXóa
  2. Không chỉ có Trung Quốc, nhiều quốc gia trên toàn châu Á cũng đang đối mặt với tình trạng căng thẳng. Ví dụ, mặc dù vẫn đang hưởng thụ cơ cấu dân số trẻ năng động, hệ thống lương hưu của Indonesia hiện chỉ có thể chi trả cho 14% số nhân công làm việc trong khu vực tư nhân.

    Việt Nam cũng ở trong hoàn cảnh tương tự. Hồi tháng 8, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã cảnh báo đến năm 2029 quỹ lương hưu của Việt Nam có thể cạn tiền.

    Theo Herald van der Linde, trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu châu Á tại HSBC, trong khi 70% người lao động có kế hoạch lương hưu, tỷ lệ ở Nam Á và Đông Á chỉ lần lượt ở mức 11% và 37%.

    Giải pháp?
    Các chuyên gia kinh tế cho rằng những cải cách như cho phép các quỹ lương hưu đầu tư nhiều hơn vào các tài sản rủi ro hơn và tăng độ tuổi nghỉ hưu của người lao động có thể giúp lấp đầy khoảng trống.

    Những nước như Philippines và Indonesia chỉ cho phép đầu tư 1 phần rất nhỏ vào những tài sản rủi ro như cổ phiếu. Phần còn lại được đầu tư vào những sản phẩm dài hạn như trái phiếu chính phủ. “Chính sách đầu tư rất bảo thủ”, Van der Linde nhận xét.

    Tăng độ tuổi nghỉ hưu là 1 giải pháp khác. Tuy nhiên, giải pháp này không được ủng hộ về mặt chính trị và có thể gây ra bất ổn xã hội. Hiện nay, độ tuổi nghỉ hưu trung bình đối với nam giới ở các nước châu Á – Thái Bình Dương là 59 tuổi trong khi đối với nữ giới là 57 tuổi.

    Nhật Bản là ví dụ mới nhất chứng minh rằng rất khó để bắt người lao động làm việc nhiều hơn. Hồi đầu năm, chính phủ đã phải từ chối sáng kiến nâng độ tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 65 tuổi. Không ai muốn làm việc lâu hơn và không ai muốn cắt giảm trợ cấp lương hưu.
    Trừ khi các cải cách được thực hiện nhanh chóng, “hố đen” trong hệ thống lương hưu của châu Á sẽ ngày càng sâu hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Với chính sách hiện tại, quỹ lương hưu sẽ thu đủ chi trong năm 2023 và hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2029. Nguyên nhân được báo giới liệt kê rất nhiều, nhưng không cái nào thuộc về lỗi quản lý nhà nước mà toàn xoay quanh doanh nghiệp và người lao động.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips