Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Raul Castro và tuyệt chiêu "quăng bom"

Chuyện khởi đầu từ những “quả bom tin tức” mà ông Raul Castro tung ra. Và nếu không có những quả bom tin tức ấy, chẳng ai buồn nhìn đến Cuba, vì nơi ấy 50 năm qua, mọi chuyện vẫn diễn tiến chậm chạp và nhàm chán vì thiếu hn sinh khí và thay đổi.

Chuyện đầu tiên: Vào thứ sáu tuần rồi, ông ta tung tin là vào “chủ nhật tới (tức hôm 24/2), hãy chờ đợi tin tức hấp dẫn lắm.” Tại sao là chủ nhật? Đó là ngày mà 612 đại biểu quốc hội Cuba tuyên thệ nhậm chức và bầu ra Hội đồng nhà nước của Cuba cho nhiệm kỳ 5 năm tới, gồm cả chủ tịch, đệ nhất phó chủ tịch, 5 phó chủ tịch,... Có nghĩa là tân quốc hội sẽ bầu chọn những nhà lãnh đạo Cuba trong 5 năm tới... Đó là chuyện thường kỳ, đâu có gì lạ?
Chuyện thứ hai: Ông Raul Castro tung tin là ông muốn mọi người dù ở chức nào cũng bị giới hạn 2 nhiệm kỳ mà thôi, kể cả chức chủ tịch nước. Ông hiện trải qua 1 nhiệm kỳ rưởi. Từ 2006 đến 2008, tạm thời thay thế Fidel Castro bị bệnh nặng. Từ 2008 đến nay, kết thúc một nhiệm kỳ chính thức. Vậy, dư luận đoán rằng liệu ông có bất ngờ từ chức như ông đã một vài lần ám chỉ để nhường ghế cho thế hệ trẻ lên thay thế không, bởi vì năm nay ông đã 81 tuổi và các phó chủ tịch đều ở tuổi trên 80?
Và hôm chủ nhật vừa qua, tất cả những điều mà thế giới và dân Cuba ở trong nước và hải ngoại chờ đợi đã không xảy ra...
Nếu có điều mới đáng nói thì chính là có một phó chủ tịch mới trẻ tuổi, trí thức mới được cất nhắc lên chức lãnh đạo. Cái điều không mới là người này do chính hai ông Castro chọn lựa, vẫn là cái bóng của gia đình Castro mà thôi...
NHÂN VẬT MỚI NÀY LÀ AI?
Đó là Miguel Diaz-Canel, 53 tuổi, kỹ sư và từng giữ chức bộ trưởng giáo dục cao cấp của Cuba. Người ta cũng thật sự chưa biết nhiều về nhân vật này, mối quan hệ của anh ta với giới quyền lực chóp bu của Cuba ra sao và thậm chí không biết cả ý tưởng chính trị của anh ta.
Có thể nói đây là nhân vật mà hai ông Castros nhắm đến cho việc lãnh đạo Cuba trong tương lai. Tuy trẻ, tuy trí thức, nhưng vẫn là do Castros chọn, chứ không phải từ cuộc bầu cử dân chủ mà ra.
Dân Cuba trong nước và hải ngoại cũng như Hoa Kỳ không vui với sự đổi mới rất nhỏ giọt này.
Ernesto Silva, một sinh viên 25 tuổi, nói: “Đổi mới? Có đổi mới không?” Anh ta khó chịu với ý nghĩ là đất nước phải mất 5 năm nữa để có một lãnh đạo mới. Anh ta nói rằng anh ta muốn di cư sang Mỹ ngay. Anh ta nói thêm: “Thật khó tin là ông ta có thể làm, có thể nói hay thật sự thay đổi được điều gì.”
Bà Maria Quesada, một công chức 45 tuổi, nhận xét: “Tôi nghĩ đó là điều tốt. Ông ta là nhân vật trẻ, mới mẽ, nhưng lại bị các ông già huấn luyện. Chúng ta vẫn không thể nói về một chính phủ mà không có Castro bởi vì ông ta vẫn hiện diện ở đó, và tôi nghĩ sự thử thách thật sự đối với Diaz-Canel sẽ là khi viễn kiến của ông khác với viễn kiến của Raul Castro,...
Còn những người Cuba lưu vong thì nhún vai khi nói về chuyện cất nhắc Diaz-Canel lên, vì theo họ, đổi bảng tên bên ngoài dinh tổng thống cũng không thay đổi một chế độ áp bức và phi dân chủ. Và một số nhà phân tích và dân Cuba lưu vong thì không biết rằng ông ta liệu còn sống dai đủ để đảm nhận vai trò lãnh đạo đất nước không?
LIỆU MIGUEL DIAZ-CANEL CÓ LÀM NÊN “CƠM CHÁO” GÌ TRONG 5 NĂM TỚI KHÔNG?
Đó là câu hỏi của nhiều người!
Trước khi đề cập đến Miguel Diaz-Canel, thử nhìn lại vai trò của Raul Castro trong mấy năm qua. Dù ông ta vẫn còn trương cái bảng hiệu “Chủ nghĩa xã hội”, thế nhưng ông Raul Castro đã canh tân một số vấn đề chính trị và xã hội đáng lưu ý, nhằm sa sai một nền kinh tế Marxist rất tồi tệ của nước này trong nửa thế kỷ qua. Ông Raul Castro nới lỏng khu kinh tế tư nhân ra, hợp pháp hóa việc tư nhân hoá mua bán xe cộ và bất động sản, hủy bỏ những đòi hỏi khó khăn để đi du lịch ngoại quốc,... Đó là những mặt nổi, còn sau hậu trường, Raul Castro còn lãnh đạo một chiến dịch chống tham nhũng,...
Nói một cách khác, dù Raul có nằm dưới cái dù của Fidel Castro, ông ta cũng có thể làm được một số thay đổi. Liệu Diaz-Canel có thay đổi được gì không?
Hiện nay, Cuba là một quốc gia rất lạc hậu ở tây bán cầu và đương đầu với nhiều vấn đề, như nợ nhiều, lệ thuộc vào Venezuela, dân số già nua, bị chảy máu chất xám nhiều thập niên qua, và hiện là một trong những quốc gia có đường truy cập vào internet chậm nhất và hạn chế nhất thế giới...
Ông ta muốn làm được chuyện gì đáng chú ý, ông ta phải có mối quan hệ tốt với giới lãnh tụ và cả giới quân đội.
Ông Paul Webster Hare, đại sứ Anh tại Cuba từ năm 2001 đến 2004 và hiện nay là giáo sư quan hệ quốc tế tại đại học Boston thì nói rằng “Tôi tin chắc là ông ta được sự chấp nhận của họ, nếu không thì chuyện ông được cất nhắc lên chức này đã không xảy ra.”
Đ chờ xem trong thời gian tới ông ta sẽ chinh phục lòng dân Cuba ra sao, bằng những thay đổi gì, để dân chúng Cuba hy vọng rằng 5 năm tới, họ còn có một cái điều gì đó mà tin tưởng, chứ không phải chỉ là một số tuổi nhỏ hơn của một người lãnh đạo.
Nguyễn Xuân Nam

 Ứng cử viên duy nhất cho ghế Chủ tịch - Công thức của bọn độc tài toàn trị
 "Thái thượng hoàng" Cuba - thâm niên 54 năm cai trị
 Hugo Chavez "bầu sữa" vĩ đại cho 2 ông già Castro bú mớm nay sắp tắt
Bài liên quan:
Vận hội mới cho Cuba: Raul Castro sẽ từ chức?

Chủ tịch Cuba, Raul Castro, được báo giới loan tin là ông ngỏ ý sẽ về hưu. Thông tấn xã AP loan tin ông Castro tuyên bố hôm thứ Sáu ông sắp bước sang 82 tuổi, và ông có quyền về hưu. AP nói ông Castro đưa ra gợi ý này ...
Xấu hổ vì Hộ chiếu Cuba

Lần đầu tiên kể từ năm 1959, người Cuba được tự do xuất cảnh mà không phải xin visa từ chính nhà nước mình. Quyết định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 14/1/2013. Mỗi người Cuba, nếu muốn, đều có thể tự do ra ...
Cải cách mới ở Cuba

Cuba vừa ra thông báo bãi bỏ giấy phép xuất cảnh công dân phải xin khi ra nước ngoài. Đây là động thái mới nhất trong công cuộc cải cách của Chủ tịch Raul Castro. Những người Cuba có thẻ định cư tại đảo quốc này sẽ ...

 Nghị gật Cuba

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips