Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Hoa Kỳ giết công dân của mình mà không cần án xử

WASHINGTON - Thông tấn xã NTB hôm 06-02-2013, đã loan tin: Theo một tài liệu mật bị rò rỉ từ bộ Tư Pháp, chính quyền Hoa Kỳ có thể giết công dân của mình mà không cần luật lệ hay xét xử trong trường hợp (các) đương sự cấu thành một “mối nguy cơ lập tức” cho đất nước.
Hệ quả bại lộ trên đây đã gây phản ứng phẫn nộ cho ACLU (American Civil Liberties Union), một tổ chức bảo vệ dân quyền ở Hoa Kỳ (ACLU/American Civil Liberties Union).
Tháng 9 năm 2011

Hai phi cơ không người lái (drone) - loại Predator - “đứng” không tiếng động bên trên một đoàn xe hơi ở mạn Nam tỉnh al-Jawf của Yemen. Anwar al-Awlaki, một lãnh tụ quan trọng của mạng lưới khủng bố al-Qaida, lúc đó đang ngồi ở trong một trong các xe ấy. Các phi cơ không người lái này, có thể được điều khiển từ một căn phòng kiểm soát ở một bán cầu khác, đã phóng đi những hỏa tiễn Hellfire. Al-Awlaki và 3 người nữa đã bị chết.
Cuộc thanh toán vừa lược kể sau đó đã được Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama ca ngợi là một sự kiện quan trọng trong trận chiến chống al-Qaida. Thế nhưng đó cũng còn là một sự kiện nghiêm trọng hơn nữa, bởi vì Anwar al-Awlaki là công dân Hoa Kỳ đầu tiên đã bị giết theo lệnh trực tiếp từ Tổng Thống Obama - kể từ đầu năm 2010, Tổng Thống Hoa Kỳ đã đặt lãnh tụ al-Qaida này vào danh sách những tên khủng bố phải “bị bắt hay bị giết”.

Vụ giết người này đã gây nên những phản ứng, đặc biệt bởi vì al-Awlaki là công dân Hoa Kỳ và chưa/không hề bị truy tố hoặc bị kết án về hành động hoạch định khủng bố. Hiến pháp Hoa Kỳ đã dành cho công dân của đất nước quyền được đưa ra tòa công lý trước khi bị kết án. Một số nhà phê bình còn cho rằng vụ thanh toán này là một sự vi phạm quyền được phát biểu của al-Awlaki vốn đã được qui định bởi hiến pháp.
Công dân Hoa Kỳ 16 tuổi bị giếtKể từ sau “sự cố” kể trên còn có nhiều người Hoa Kỳ khác cũng đã bị giết trong các cuộc tấn công tương tự. Trong các vụ này có trường hợp Abdulrahman al-Awlaki, đứa con trai 16 tuổi của Anwar al-Awlaki. Nạn nhân bị thiệt mạng trong một cuộc tấn công của phi cơ không người lái sau hai tuần lễ người cha bị kết liễu. Thiếu niên 16 tuổi này không có tên trong danh sách khủng bố của chính quyền Obama.
Phản ứng mạnh mẽ
Tổ chức bảo vệ dân quyền ACLU đã đệ đơn thưa kiện chính phủ Obama để nhận được tất cả những tài liệu ấy vốn tự cho mình quyền giết công dân Hoa Kỳ bằng cách trốn tránh pháp lý, và còn vốn là sự biện luận xuyên tạc pháp lý.
Tổ chức ACLU từ lâu đã cho rằng các vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào các công dân Hoa Kỳ là trái pháp luật; và ACLU đã thách thức chính phủ Obama trước tòa án để giải thích việc giết Anwar al-Awlaki là hợp pháp hay bất hợp pháp.
Tòa Bạch Ốc bảo vệ phi cơ không người lái
Tòa Bạch Ốc đã lên tiếng bảo vệ việc sử dụng loại máy bay không người lái (drone) là hợp lệ, hợp luân lý và khôn ngoan cho dù chúng được dùng để giết công dân Hoa Kỳ ở ngoại quốc.

Trong một bản phúc trình của bộ Tư Pháp mà đài NBC News đã trích dẫn, có đoạn viết là việc sử dụng các phi cơ không người lái hoàn toàn phù hợp với hiến pháp và các đạo luật của Hoa Kỳ.
Việc phát giác tập phúc trình này xẩy ra trong lúc các tổ chức nhân quyền đã khởi sự không ngừng đặt ra các vấn đề về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ ở Pakistan, Yemen và tại các nơi khác. Thêm vào đó, một nhóm Nghị Sĩ vốn tiêu biểu cho các khuynh hướng chính trị, đã yêu cầu chính phủ trình ra tất cả tài liệu pháp lý vốn được dùng để biện luận cho việc sử dụng loại phi cơ không người lái.
Thứ Ba vừa rồi, phát ngôn viên của tòa Bạch Ốc, Jay Carney, đã trình bày: “Chúng tôi thực hiện các cuộc tấn công này, bởi vì chúng cần thiết để giảm nhẹ các mối đe dọa, chấm dứt các kế hoạch tấn công đồng thời ngăn chận các cuộc tấn công tương lai, các cuộc tái tấn công, và để cứu sinh mạng người Hoa Kỳ”.
Như trên đã tường thuật, vụ tấn công bằng phi cơ không người lái đã gây tranh luận hơn cả là các vụ tấn công ở Yemen, nhắm vào Anwar al-Awlak và Samir Khan, cả hai đều là công dân Hoa Kỳ và chưa từng bao giờ bị truy tố về bất cứ hành động phạm pháp nào.
Các căn cứ máy bay không người lái của Hoa Kỳ ở Phi Châu
Mặc dù ở Hoa Kỳ đã khởi sự nổi lên những cuộc chống đối việc sử dụng loại máy bay không người lái, nhưng chính quyền Hoa K đã và vẫn tiếp tục xây dựng nhiều hơn các căn cứ phi cơ không người lái không chỉ ở Á Châu mà nay tại nhiều lục địa khác. Chẳng hạn tại vùng Tây Bắc Phi Châu: The New York Times trong số ra ngày 28-01-2013 đã viết là Hoa Kỳ mong muốn leo thang việc canh phòng các nhóm Hồi Giáo vũ trang ở vùng Tây Bắc Phi Châu. Các nguồn ẩn danh cũng nói với nhật báo này rằng có nhiều sự khả thể là các máy bay không người lái này trong tương lai còn được dùng trong các vụ tấn công bằng hỏa tiễn vào các mục tiêu như vậy. Hoa Kỳ trong những năm qua đã thực hiện hàng trăm cuộc tấn công bằng phi cơ không người lái ở Pakistan, Afghanistan, Irak, Libya, Yemen và Somalia.
Nhân dịp này nhật báo Washington Post cũng viết là các nhóm liên kết với al-Qaida đặc biệt ở Somalia và Yemen là mục tiêu chính của các căn cứ mới của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ lượng tính thiết lập một căn cứ phi cơ không người lái ở Tây Bắc Phi Châu để tăng cường cuộc chiến chống những tay Hồi Giáo cực đoan như Mokhtar Belmokhtar, kẻ đã đứng sau chiến dịch khủng bố mới đây nhắm vào cơ xưởng khí đốt ở In Aménas, Algeria, gây cho 37 người ngoại quốc từ 8 quốc gia bị thiệt mạng.
Hoa Kỳ có căn cứ bí mật ở Saudi-Arabia
Trong bản tin 06-02-2013, tờ Washington Post viết là Hoa Kỳ có một căn cứ máy bay không người lái, cho tới nay vẫn bí mật, ở Saudi-Araiba. Từ đây Hoa Kỳ cho phát xuất những phi cơ không người lái bay đến các nước lân cận để tấn công các lãnh tụ al-Qaida.
Việc phát giác căn cứ ở Saudi-Arabia diễn ra cùng ngày với đài TV-NBC News tiết lộ bản phúc trình mật của chính phủ Obama; trong đó họ trình bày sự hợp pháp của các cuộc tấn công bằng phi cơ không người lái nhắm vào những công dân Hoa Kỳ ở ngoại quốc.
Như trên phần đầu bài này đã tường thuật, tập tài liệu này là của bộ Tư Pháp Hoa Kỳ. Theo đó các công dân Hoa Kỳ có thể trở thành mục tiêu của các vụ phi cơ không người lái trong trường hợp mục tiêu này có một “vị thể điều động, lãnh đạo” trong al-Qaida hay một nhóm liên kết và trong trường hợp mục tiêu này cấu thành một sự đe dọa “ngay lập tức” đối với sự an ninh của Hoa Kỷ.
Bài đầy đủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips