Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Berlinde De Bruyckere và những tác phẩm kinh dị

Berlinde De Bruyckere sinh 1964, nữ nghệ sĩ nổi tiếng người Bỉ. Bà chuyên về nghệ thuật điêu khắc trên các chất liệu sáp, gỗ, len, da ngựa, tóc...
Bà có nhiều triển lãm chung và cá nhân tại nhiều nơi trên thế giới.
 Chính xác đến phát ớn...

Xã hội học của sự cô đơn

Chủ nghĩa cộng sản là khối say mê của những con người đã bị tách rời khỏi nhau, với niềm say mê trong cái mâu thuẫn của chính nó, trong cái thực thể tập thể hóa tuyệt đối, hay đúng hơn trong cái ý thức tuyệt đối dâng hiến cá nhân muốn nhìn thấy khát vọng của nó được chứng thực…
Con người từ sự cô đơn “chạy trốn” vào thiên nhiên, cũng như vào sách vở, cũng như ném cả cuộc đời một cách trốn chạy vào một nhà nước cộng sản chủ nghĩa tưởng tượng "đánh mất cá nhân", nhưng, đây cũng là điều đáng ngạc nhiên nhất - không tạo một cộng đồng cùng bản thân mình mà vứt bỏ số phận mình vào một cái không có gì.
Nơi đâu có cô đơn, ở đó luôn có mối quan hệ bị tách rời khỏi cộng đồng, và sự còn lại một mình. Điều an ủi có vẻ là sau một giới hạn tạm thời của thời gian, con người sẽ lấy lại nghị lực sống và quay trở về với cộng đồng. Trong mọi trường hợp mối quan hệ bị đánh mất luôn luôn tiêu cực và đau đớn.
Sự thu mình, trạng thái cô đơn tự nguyện và cô đơn từng phần có thể mang đến sức mạnh, sự an toàn, sự yên tĩnh và sự cao quý: cô đơn từng phần mang đến sự tách biệt, nhưng các mối quan hệ vẫn còn nguyên. Còn trong trường hợp mối quan hệ bị đánh mất, trừ ngoại lệ, con người bao giờ cũng đau khổ. Đây là sự khác biệt giữa cô đơn cố ý, giữa sự biệt lập và sự từ bỏ.
Trong cô đơn con người còn lại với mình, biến thuần túy thành tâm hồn, mọi liên hệ khác đứt đoạn, nó đứng một mình, như một thực thể ngoài thế giới, toàn bộ cuộc sống của nó tuôn chảy bên trong: nó chỉ sống một đời sống tâm lý mà thôi. Nhưng toàn bộ khuynh hướng của đời sống tâm lý này liên quan đến thế gian. Toàn bộ tâm hồn nó quay ra ngoài, và vấn đề của cô đơn chính là sự quay ra thế giới bên ngoài này vô hiệu quả.
Con người đứng bên ngoài cộng đồng, nhưng toàn bộ chủ ý của nó tập trung về hướng, tại sao lại ở ngoài cộng đồng, và toàn bộ nghị lực của nó mong ước đứng vào cộng đồng lần nữa. Trong cô đơn con người biết rõ cuộc sống rút vào trong là bế tắc: vì số phận của nó là ở thế gian. Bằng con đường tâm lý học không thể giải quyết cũng như không thể hiểu được sự cô đơn. Số phận của con người chính là thế gian, là môi trường sống, và trước hết là cộng đồng. Bởi vậy sự cô đơn là vấn đề Xã hội học.
Một con người không đáng tin, kiêu ngạo, bất thường, hẹp hòi, muốn lợi dụng của chung để thu lợi ích về cho mình nhưng lại tuyên bố đây là” quyền dành” cho hắn, kẻ lợi dụng hoàn cảnh, muốn đạt đến những lợi thế vô luật bằng sự mất dạy, trơ tráo, kẻ đó cần phải bị bỏ rơi. Thời nay mẫu người này có tên gọi thần đồng, kẻ tuyên bố mình đầy tài năng để đòi hỏi những hoàn cảnh ngoại lệ, vì thế hắn còn lại một mình. Xã hội ngầm hiểu mẫu người này là kẻ ăn bám: hành vi của hắn lập dị, trong sự kiêu ngạo của hắn ẩn náu những đòi hỏi thầm kín nhất, hắn xử sự bất thường, đòi sự ngưỡng mộ, chưa nói đến những đòi hỏi vật chất có lựa chọn và được khái niệm hóa rất tinh vi. Đây là một tình hình xã hội sai lầm thường xảy ra ở những kẻ có tên gọi ”Kẻ thích gây gổ”, kẻ ”Anh hùng ưa gây sự” và ở những người không có vị trí trong xã hội, vì cách đánh giá của họ thiên lệch. Loại người này cho rằng của chung có để phục vụ cho một ai nhất định nào đó. Xác định giữa chung và riêng cái nào cao cả hơn, trong mọi trường hợp đều dẫn đến sự mơ hồ. Ở đây ta không có quyền xác định sự khác biệt giá trị và vị trí. Cái này không thể để phục vụ cho cái kia, hoặc để thấp dưới cái kia. Đánh giá quá cao cá nhân cũng nhầm lẫn cơ bản như đánh giá quá cao cộng đồng. Điều, một cá nhân đòi hỏi lợi ích vô điều kiện cũng vô luật như một xã hội biến cá nhân thành nạn nhân.
Có thể hiểu, hình phạt bỏ tù, như một cách bảo toàn xã hội, nhưng trong hình phạt này ẩn náu cả hình phạt tâm lý. Nhà tù là trạng thái từ bỏ, nơi xã hội cắt đứt quan hệ với con người, xử phạt nó phải cô đơn. Tất cả những người tù đều là kẻ cô đơn, nếu có thể bàn đến xã hội của nhà tù, hoặc nói về xã hội học của nhà tù, nhưng chỉ có thể nói đến điều này, nếu đây là một xã hội, một cộng đồng dường như tồn tại. Bởi vì trong nhà tù không có những mối quan hệ thật sự mang tính chất tăng trưởng, những mối quan hệ con người hoạt động. Nhà tù là một hình thái nằm ngoài xã hội.
Hamvas Béla
(Trích: 33 tiểu luận triết học của H. Béla)
Người dịch: Nguyễn Hồng Nhung
Dịch từ nguyên bản tiếng Hung
(Budapest. 2011.04.25)
Đọc toàn bài

Nguyễn Khải: Sám hối chân thực


...Khi hứa hẹn một xã hội «làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu», một xã hội «thiên đàng» thì họ đâu có biết họ đã giết chết con người.

«Cũng may đó chỉ là những lời nói dối, tự dối mình và dối người của những con người đã phải sống nhiều trăm năm trong cùng khổ, trong tuyệt vọng. Còn hướng tới thiên đàng ư? Là thiên đàng trần gian hay thiên đàng thượng giới cũng không một ai có thể sống nổi. Sống không lo nghĩ, không mong muốn, không đấu tranh là kiếp sống con dòi rồi. Chả lẽ những con dòi cũng có thể cất cao những cái đầu múp míp của chúng để làm ra triết học và thơ ca!»

Vậy thì cái thiên đàng vẫy gọi kia chỉ đáng giành cho đám giòi bọ. Một sự «tỉnh thức vĩ đại» của Nguyễn Khải không chỉ bằng sách vở, tư biện mà chính là ông đã «nghiệm sinh» trong đời sống:
«Những điều viết trên đây không do tôi tưởng tượng ra mà do những trải nghiệm bản thân mà có. Những năm còn trẻ cả vợ lẫn chồng đều ăn lương quân đội, lại phải nuôi dưỡng những bốn đứa con, nhà ở ven bãi sông năm nào cũng phải chạy lụt, lại quá chật có 15 mét vuông. Ăn thì mì hai phần gạo một phần, gạo phải nhặt sạn cả buổi mới dám nấu thành cơm. 

Còn thức ăn ư? Chả nói nữa ai cũng ăn như thế, ăn dưa ăn mắm suốt mấy chục năm đã hoá quen. Cả nhà chỉ có hai cái giường, một cái bàn, hai cái ghế, tiếp khách ở đấy, mời cơm khách ở đấy, con học bài cũng ở đấy, và ông bố viết văn cũng chỉ có cái bàn ấy. Đêm đêm nằm cạnh hai thằng con trai lớn đạp ngang, quẫy dọc, rắm đánh thối um, vừa quạt cho hai thằng con ngủ tôi vừa mơ mộng đến một ngày nào đó, các con đã trưởng thành, tôi có được một phòng riêng để viết và tiếp bạn, mỗi bữa cơm đều có cá hoặc thịt, có cả chút rượu nữa càng hay.

Tôi không phải lo nuôi con, không phải lo cả trăm thứ vặt vãnh để tồn tại, chỉ có đọc sách, ngẫm nghĩ, đi chơi đây đó với bạn bè và viết, ắt hẳn tôi sẽ viết được một hai cuốn sách để đời. Bây giờ tôi đã ngoài bảy chục tuổi, đã có đầy đủ những gì tôi khao khát, có thể nói còn hơn cả khao khát. Tôi đã sống đầy đủ, sang trọng nữa, hơn nhiều nhà văn tôi được biết ở các nước Đông Âu. Và tôi đã nghĩ nếu chủ nghĩa cộng sản thành công ở Việt Nam thì cũng chỉ cho được tôi đến thế. Khốn nỗi, lúc này tôi đâu còn năng lực làm việc bằng trí tuệ nữa mà cũng chả có nhu cầu nào phải đòi hỏi. Cuộc sống được vỗ béo của một kẻ ăn không ngồi rồi đã giết chết mọi tư tưởng ở trong tôi, rồi giết luôn đến đội quân chữ nghĩa, chúng đã hoá ra rỗng tuếch, vô hồn. Nhà văn mà hết chữ thì chỉ là cái xác chết. Xác chết con người với xác chết con dòi có gì là khác mà phải phân biệt!»
Đó thực sự là những sám hối chân thực, dũng cảm và đanh thép.
Nhật Tuấn
Bài trước: Nguyễn Khải: Cuối đời xổ toẹt

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Chỉ điểm dưới thời Stalin

Stalin yêu cầu không chỉ phục tùng, mà còn đồng tình. Từ đó – khủng khoảng tinh thần mà nó đã được Pasternak mô tả tài tình vào năm 1937 trong cuộc nói chuyện miệng với tiến sĩ Nilson: “… một lần họ đến chỗ tôi… với một tờ giấy gì đấy, ở đó viết rằng tôi tán thành quyết định của đảng tử hình các tướng lĩnh. Trong một ý nghĩa nào đấy, điều đó là sự minh chứng cho việc rằng tôi được họ tin tưởng. Họ không đến với những người có trong danh sách bị tiêu diệt. Vợ tôi khi ấy đang mang bầu. Cô ấy khóc và van nài tôi ký tờ giấy đó, nhưng tôi không thể. Vào ngày đó tôi đã cân nhắc tất cả và cố gắng xác định xem tôi còn có bao nhiêu cơ hội để sống sót. Tôi tin rằng người ta sẽ bắt tôi – và đã đến lượt tôi. Tôi đã sẵn sàng cho điều đó. Tôi thấy đáng ghét toàn bộ giống này, tôi không thể chịu đựng nhiều hơn được nữa. Nhưng không có gì xảy ra. Các đồng nghiệp của tôi đã cứu tôi, như sau này được biết, bằng cách gián tiếp. Không ai giám cả gan báo cáo lãnh đạo cao nhất rằng tôi từ chối ký tờ giấy đó.
Một tinh thần đạo đức cao cả như thế ít người biết được. Tất cả bị ly gián. Sự chống đối cá nhân một cách âm thầm so với những cuộc miting khổng lồ mà chúng ủng hộ xử tử các tướng lĩnh và tại đó vang lên những tiếng thét “Bọn chó chết!” – trong quan hệ với các thủ lĩnh đối lập có nghĩa gì? Từ đó một người đối lập bí mật có thể biết những người tham gia (miting) nói chân thành hay không? Không có bất kỳ dấu hiệu nào của phe đối lập hoặc trung lập lúc bấy giờ. Tất cả chìm ngập trong sự cuồng nhiệt đám đông. Thậm chí trẻ em và những người thân của những người bị kết án cũng công khai chối bỏ bố mẹ của mình.
Việc phá vỡ các mối quan hệ gia đình là mục đích có ý thức của Stalin. Vào năm 1938, Stalin đã thủ tiêu ban lãnh đạo Đoàn thanh niên cộng sản Comsomol do Kosarev đứng đầu, ông ta phán rằng tổ chức này “thiếu cảnh giác”. Theo ý kiến của Stalin, Comsomol quá quan tâm thực hiện điều lệ tuyên bố tổ chức này là trường học chính trị đối với những người cộng sản tương lai. Stalin cho rằng một người cộng sản trẻ tuổi tốt không cần đào tạo chính trị, mà cần những phẩm chất của một người cuồng nhiệt - khua mõ đánh chuông.
Vì sợ hãi nên có rất nhiều mật báo. Bất kỳ người nào nghe được một lời nói ra thiếu thận trọng và không báo cáo về điều đó, có thể phải tự trả giá. Các đảng viên của đảng không thể phát hiện “những kẻ thù của nhân dân” trong số những người quen của mình “bị chỉnh” tại các cuộc họp vì “thiếu cảnh giác”. Thi thoảng xảy ra việc như thế này: cuộc nói chuyện giữa những người quen cũ bỗng trở nên cởi mở và kết thúc bằng việc họ mật tố lẫn nhau. Chỉ những người bạn cũ đã được thử thách mới có thể có những cuộc trò chuyện mà chúng đi trệch đường lối chính thống một ít.
Việc lựa chọn rất kỹ lưỡng. Ilya Erenburg kể trong những hồi ức của mình rằng con gái của ông có chú chó xù đã học được cách đóng cửa phòng khách khi cuộc chuyện trò của khách khứa trở nên lắng xuống. Nó được thưởng một miếng giò cho sự cảnh giác của mình và nó học được cách nhận biết tính chất của cuộc đàm đạo một cách không nhầm lẫn.
Nhưng không phải tất cả công dân có ý thức thực hiện nghĩa vụ “khua mõ đánh chuông” của mình một cách liên tục. Trong cuốn sách của mình “Tôi lựa chọn tự do”, Kravchenko dẫn ra một chi tiết: “Giám đốc của một xí nghiệp có lần chở trên xe của mình mẹ của “kẻ thù của nhân dân”, một phụ nữ có tuổi, sau đó người lái xe của ông nói: “Đồng chí giám đốc ạ, tôi, có lẽ, là đồ chó đẻ, tôi phải báo cáo về tất cả những gì nghe thấy và nhìn thấy. Nhưng tôi lấy chính mẹ đẻ của mình ra mà thề, lần này tôi sẽ không nói bất kỳ lời nào. Mẹ của tôi – một phụ nữ bình dân, chứ không phải madam trí thức như thế. Nhưng tôi yêu bà, và cám ơn ông, Victor Andreevich ạ, tôi nói với ông như một người Nga với người Nga”. Và thực tế, không một ai biết về sự cố này, mặc dù sau đó giám đốc đã bị gán cho “những tội phạm nghiêm trọng” khác nhau.
Nếu chủ nghĩa phát xít tạo điều kiện để những bản năng hung hăng bộc lộ ra bên ngoài bằng việc thiết lập điều này theo trình tự luật pháp, thì sự độc tài của Stalin khuyến khích sự đê tiện và sự thâm độc một cách tự nhiên.

Thậm chí hôm nay trên báo chí có thể đọc thấy những bài viết về những công dân “có ý thức đặc biệt”. Những người này thông báo cho cảnh sát về những hành vi (có thực hoặc tưởng tượng) của những người đồng chí công dân của mình và kết quả họ bị đày ải đến những vùng xa xôi hẻo lánh.
Dưới thời của Stalin đó là một thực tế được mọi người công nhận. Những kẻ gian hùng gây nên những xâu xé trong gia đình và nơi làm việc, tác giả của những bức thư nặc danh và vân vân… có thể gây nên những điều khó chịu trong bất kỳ xã hội nào. Dưới thời Stalin những kẻ như thế phát thịnh.
Hoạt động của những người mật báo được phát triển đến mức độ khó tin là có thật. Những thông tin trên các báo chí Xô Viết không hiếm rằng, ví dụ, một người mật tố 69 người, và người khác – 100 người và vân vân… Ở một thành phố, có đảng viên “tố giác” toàn bộ tổ chức của mình.
Tại đại hội XVIII của đảng khi “những sự quá thái” xảy ra trong thời gian các cuộc thanh trừng đã bị phê phán một cách muộn màng và riêng lẻ, người ta đọc câu chuyện của một trong những người mật báo kể rằng anh ta đã loại được mười lăm bí thư các tổ chức đảng địa phương thành công như thế nào.

Một kẻ vu khống khác từ Minsk, như thông báo tại đại hội, “đã gửi yêu cầu thế này: “Tôi đã kiệt sức trong cuộc đấu tranh với kẻ thù, và bởi vậy tôi đề nghị cấp cho tôi phiếu nghỉ ở khu nghỉ dưỡng”. (Tiếng cười ầm vang)”.
Một số mật báo hoàn toàn điên rồ đưa đến những hậu quả không tưởng tượng được, những bức thư khuyết danh đơn giản là những bịa đặt vô liêm sĩ, nhưng chúng đã đạt được mục đích.

Đây là một ví dụ: một người tên là Silakov (
Силаков – trong tiếng Nga có nghĩa từ nguyên “kẻ sức mạnh” – Kichbu) nào đó đào ngũ Hồng quân, và sau đó đã đầu hàng. Anh ta kể rằng đã lên kế hoạch tập kích vào bưu điện để lấy tiền cho một tổ chức khủng bố, nhưng sau đó quyết định tự nguyện nộp mình cho chính quyền Xô Viết. Đối với Bộ Dân ủy Nội vụ điều đó còn ít. Silokov bị tra tấn đến nơi đến chốn, và sau đó người ta nặn ra giả thuyết rằng không chỉ bản thân anh ta và bạn bè của mình mà cả phân đội được nhắc đến. Đứng đầu vụ âm mưu bây giờ không là Silakov, mà là chỉ huy của anh ta.
Họ có ý đồ thực hiện các cuộc tấn công khủng bố vào các thành viên của chính phủ. Hầu như toàn phân đội, từ chỉ huy đến những lính lái xe, đã bị bắt, thêm vào đó nhiều người – cùng với vợ. Bị lôi vào vụ án này còn có hai chị em của Silakov và người mẹ già cả bệnh tật và bố của anh ta. Họ truy tố thậm chí cả ông chú mà người này chỉ mới một lần gặp cháu trai của mình, nhưng ông là sĩ quan - unter trong quân đội Sa hoàng. Theo giả thuyết mới, ông chú đã biến thành “tướng Sa hoàng”.
Vụ án vô lý này đã bị thổi phồng đến mức rằng trong “nhà tù của Minsk không còn buồng giam nào để có thể nhốt thêm một người có liên quan đến mưu đồ của Silakov”. Sau sự sụp đổ của Yezhov, Silakov và tất cả những người bị kết án cùng với ông ta đã bị tra hỏi lại. Họ có được khả năng từ chối những lời khai của mình. Một số không đồng ý với điều đó, lo sợ mắc bẫy, và lúc bấy giờ với họ buộc phải nói theo cách khác. Những người này đã bị bắt buộc bằng bạo lực từ chối sự thừa nhận giả dối tội lỗi của mình trong tội ác mà chúng có thể đe dọa họ bằng án tử hình. Kết quả bản thân Silakov đã bị kết án ba năm tù, nhưng chỉ vì tội đào ngũ.
Nhưng nạn mật báo hưng thịnh không chỉ trên cơ sở tự nguyện nghiệp dư. Bộ Dân ủy Nội vụ đã tổ chức khắp nơi mạng lưới cộng tác viên mật được tuyển mộ từ dân chúng địa phương.
Các cộng tác viên mật được chia thành hai nhóm: trong nhóm đầu là những người tự nguyện – những kẻ cặn bã lộ liễu và những kẻ xấu bụng. Những người này muốn làm những người quen của mình bực tức, và “những người duy tâm” tin tưởng rằng họ đang làm vì lợi ích của “Sự nghiệp”. Họ hy vọng rằng họ sẽ nói sự thật và không gây phiền phức cho bạn bè của mình. Nhưng đó là sự tự lừa dối: áp lực trở nên ngày càng mạnh hơn và mạnh hơn.
Một cộng tác viên mà người đó không cung cấp thông tin đã bị nghi ngờ. Còn bởi vì dân chúng nói chung đã học được cách giữ mồm giữ miệng. Những người mật báo buộc phải mật báo ngày càng nhiều về các hành động và lời nói vô thưởng vô phạt, giải thích theo kiểu của mình hoặc đơn giản bịa ra để thỏa mãn khát khao của những ý đồ thắng qua mặt được Bộ Dân ủy Nội vụ.
Trong hồi ức của các nhân chứng có chuyện rằng một cộng tác viên đã trở thành người cộng sản trung kiên. Anh ta không thể gia nhập đảng vì những mối liên hệ trước đây với đội quân Bạch vệ, và bởi vậy quyết định phục vụ sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản như cách thức duy nhất phù hợp của mình. Thoạt đầu anh ta cố gắng chấp hành sự chí công. Anh ta chỉ cần thực hiện nghĩa vụ của mình, và điều đó luôn luôn tốt đẹp. Khi anh ta biết vượt qua sự cắn rứt của lương tâm, những ham muốn cá nhân và những ác cảm, anh ta cảm thấy mình là anh hùng đích thực. Nhưng chỉ những điều ám chỉ thái độ thù địch đối với chính phủ là chưa đủ.

Các cộng tác viên của Bộ Dân ủy Nội vụ, dĩ nhiên, biết rõ rằng có một tầng lớp lớn dân cư nằm vào phạm trù này, và đòi hỏi những tin tức cụ thể mới. Một cộng tác viên có ý định phản ứng lại, nhưng bản thân anh ta bị cáo buộc che giấu các sự thật. Và anh ta bắt đầu “giải thích” những cuộc nói chuyện nghe lén được theo cách của mình khi bất kỳ sự khác biệt giữa sự thật và giả dối còn chưa chưa biến mất trong não nó. Và thậm chí cho dù điều đó, anh ta vẫn bị xem thường, bởi vì rằng có ý định giữ cái gì đó na ná sự đề phòng trong các mật báo của mình. Những bịa đặt đối với lãnh đạo được xem xét thận trọng, và bản thân anh ta bị bắt.
Bất kỳ báo cáo nào về hoạt động của các cơ quan Xô Viết, viện nghiên cứu khoa học v.v…, thậm chí cho đến Đại khủng bố nói về một điều rằng sinh hoạt trong các cơ quan đó là câu lạc bộ của các mưu đồ. Và chính ngay điều đó, có lẽ, có thể nói về ngay các nước Khác. Nhưng các phương tiện mà kẻ gian hùng tiếp cận được trong những điều kiện Xô Viết đã làm nó trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều. Để thăng tiến, cần “phải làm tổn hại thanh danh” người khác, loại trừ được họ ra khỏi đảng, và thường họ bị bắt. Đó là cách thức phổ biến để thăng quan tiến chức. Đối tượng có thể là một đối thủ cạnh tranh mà địa vị của nó vững chắc hơn, hoặc một trong những người thuộc quyền, với sự hỗ trợ của người đó có thể bôi nhọ cấp trên. Theo các tính toán gần đúng nhất, một phần năm số nhân viên của các cơ quan Xô Viết trong những năm đó ở hình thức này hay khác là chỉ điểm viên của Bộ Dân ủy Nội vụ.
Stalin thường xuyên phá vỡ tất cả các hình thực đoàn kết phường hội, ngoại trừ những người được xây dựng nên trên cơ sở trung thành với chính cá nhân ông. Khủng bố đã phá vỡ hoàn toàn niềm tin cá nhân. Các mối quan hệ tập thể và tổ chức mà chúng vẫn còn tồn tại trong nước sau 18 năm cầm quyền độc đảng phải chịu thiệt hại nhiều hơn cả.
Tổ chức quan trọng và hùng mạnh nhất đòi hỏi sự trung thành trong quan hệ chính với bản thân, với các lý tưởng của mình là đảng, hay là, nói chính xác hơn, thành phần trước Stalin của đảng. Sau đó – quân đội. Tiếp theo là tầng lớp trí thức mà nó bị xem là nguồn tiềm năng của những tư tưởng tà giáo. Tất cả các nhóm “trung thành này” này gây nên một phản ứng tức giận đặc biệt.
Nhưng Stalin đã bắt đầu chống lại toàn thể dân tộc như nó đang có, ông hoàn toàn hợp lý. Chỉ bằng những phương pháp như thế đã có thể làm phân rã xã hội, hủy hoại bất kỳ niềm tin nào và sự trung thành nào, ngoại trừ lòng trung thành chính bản ông ta và những tay chân của ông ta.
Chỉ những người bạn bè chí thiết mới có thể nói ám chỉ cho nhau về sự bất đồng với những quan điểm chính thống (mà đôi khi không luôn luôn như thế). Một công dân Xô Viết bình thường không thể xác định được sự dối trá “đang làm hỏng” đến mức độ nào. Người như vậy nghĩ rằng ông ta, có lẽ, thuộc về thiểu số rời rạc và yếu đuối, rằng Stalin đã chiến thắng, tiêu diệt quan niệm về sự thật trong những khối óc của mọi người.Nguồn: Kichbu blog
Tác giả: Phó giáo sư tổ bộ môn hoạt động lãnh sự và ngoại giao của khoa quan hệ quốc tế đại học tổng hợp Belorus, phó tiến sĩ khoa học lịch sử Kuznhesov Igor Nicolaievich
Đại tội phạm và tội phạm trong lịch sử: Leopoldo II của Bỉ, Enver Pasha, Adolf Hitler, Iosif Stalin, Jean Kambanda, Pol Pot, Karadzic.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Chỉ có ở Bắc Hàn: Chết đuối vì cứu... hình lãnh tụ

Bắc Hàn truy tặng giải thưởng cao quý cho một nữ sinh 14 tuổi bị chết đuối trong trận lụt khi tìm cách cứu lấy các bức hình chân dung lãnh tụ quốc gia này, theo tin từ các cơ quan truyền thông nhà nước.
Han Hyon-Gyong được truy thưởng giải Thiếu Niên Danh Dự do cố Chủ Tịch Kim Chính Nhật thành lập và trường cũ của cô sẽ được mang tên cô.
Cha mẹ, thầy cô, cùng bốn người nữa, gồm cả thành phần lãnh đạo đoàn thiếu niên của cô Han cũng được tặng thưởng.
Han chết hôm 11 Tháng Sáu khi tìm cách cứu các tấm hình của Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật khi căn nhà của cha mẹ cô ở tỉnh Nam Hamkyong bị nước ngập. Tờ báo Rodong Sinmun của đảng cầm quyền tường thuật: Khi bị dòng nước lũ cuốn đi, người ta vẫn nhìn thấy cô đưa cao các tấm hình này lên khỏi mặt nước.
Tờ Rodong ca ngợi thành quả giáo dục của chế độ đã hình thành “những trẻ nhỏ như vậy.”
Trẻ con dạy chúng căm thù ngay từ nhỏ, bắt chúng khóc còn hơn cha chết khi lãnh tụ Kim Cóc qua đời. Mới vừa rồi Ủn con còn được tôn lên làm "Cha trẻ" dân tộc, tội thân cô bé Han và cả dân tộc Triều Tiên hàng chục năm qua sống kiếp đọa đày, tuy đói ăn nhưng lại no nê hình ảnh; tượng đài lãnh tụ, vũ khí hạt nhân...
Hành động vinh danh này chẳng khác gì bắt lũ trẻ phải hăng ăn cứt gà hơn nữa.
Ở Triều Tiên còn nhiều câu chuyện khác được kể lại về các nạn nhân lũ lụt dám đối diện nguy hiểm hay thậm chí hy sinh tính mạng để bảo vệ chân dung lãnh tụ.
Năm 2007, hãng tinh chính thức của Triều Tiên đưa tin một nông dân đã mất vợ và con trong một vụ lở đất nhưng cứu được chân dung các nhà lãnh đạo. Hay trong một câu chuyện khác, một công nhân nhà máy đã bảo vệ được chân dung các lãnh tụ nhưng lại không giữ được đứa con gái 5 tuổi của mình.
Hình ảnh lãnh tụ lập quốc Kim Nhật Thành và nhà lãnh đạo Kim Jong-Il luôn được lưu giữ rộng rãi ở Triều Tiên. Chân dung của họ thường được treo trang trọng trên bức tường trung tâm trong gia đình, tại văn phòng hay các tòa nhà công cộng.
Phản hồi trên báo Người Lao Động:
  • Minh Khang
    28/06/2012 08:03
    Phải chăng khuyến khích con người ta tìm đến cái chết chỉ vì vài bức ảnh !?
  • Nguyễn Đông
    28/06/2012 08:03
    Tào lao
  • Quang Vinh
    28/06/2012 08:08
    Tôi không muốn tinh thần này có ở VN.
  • Nguyễn Hoàng
    28/06/2012 08:09
    Mấy tấm ảnh đó mà to hơn cả mạng người sao?
  • Trần Hà
    28/06/2012 08:18
    Đây là câu chuyện tương tự nói về một cô học trò người Philipines đã cố gắng giữ lá quốc kỳ trong trận bão lớn đã càn quyét và tàn phá nhà cô. Cô đã được vinh danh vì hành động dũng cảm đó. Thế nhưng trường hợp cô bé người TT này lại khác, tôi thấy thương tiếc cho cô bé vì hành động dại dột của mình.
  • ngu dân
    28/06/2012 08:18
    Nghe mắc cười quá!
  • song ve dau
    28/06/2012 08:19
    Vì không có sự kiểm chứng thông tin một cách chính xác, nên những gì hiện đang xảy ra tại Bắt Triều Tiên như tin đã đưa và thật hư như thế nào thì cũng chẳng có ai biết.
  • kiec
    28/06/2012 08:38
    Thấy người hoạn nạn mà cứu giúp thì người đời sẽ kính trọng. Còn bỏ mặc người thân để hy sinh thân mình cứu...hình thần tượng thì được nhà nước vinh danh! Ý thức hệ này thật hiếm thấy.
  • Hoàng Khiêm
    28/06/2012 08:39
    Một đất nước cuồng tín không thể tưởng.
  • Đại
    28/06/2012 08:40
    Nghe muốn ói!
  • việt nguyễn
    28/06/2012 08:42
    Sẵn sàng "Cảm tử cho Tổ Quốc quyết sinh" chứ không phải khuyến khích ( trẻ thơ ) đổi sinh mệnh cho mảnh giấy in ảnh.
  • Nhan
    28/06/2012 08:42
    song ve dau 28/06/2012 08:19. Mình tin con người ta luôn có những hành động phi phàm bởi được giáo dục và sống trong môi trường phi phàm.
  • Nguyễn Thịnh
    28/06/2012 08:45
    Điên rồ
  • Trần Tuấn
    28/06/2012 08:45
    Tiêu chí phấn đấu trước đây và hiện nay của người dân Bắc Triều Tiên là những tờ giấy có in hình ! Công nghệ in ấn ở BTT rất khiêm tốn, do đó, để mất mấy tờ giấy có in hình đó rất là uổng ! Tòa soạn chơi chữ kỳ quá ! "Kim Il-Sung and Kim Jong-Il" Kim Il Sung là Kim Nhật Thành (Ông nội chú út Un bây giờ) và Kim Jong Il là cha ruột của chú Út, được viết bằng phiên âm Latin chữ của BTT, nhưng khổ nổi, Đỗ Quyên "chèn" tiếng Anh vào giữa "and" trông ngồ ngộ! Nếu nhìn kỹ, chính phủ BTT khuyến khích mê muội cho dân chúng và thậm chí hy sinh cả con người để phục vụ sự mù quáng thánh thần riêng cho dòng họ của mình! Thảo nào độc tài tại sao lại không sinh ra độc đoán ! Khổ cho nhân dân BTT quá ! Cuồng điên. Con tôi nuôi 14 năm chỉ để dành chết cho một tờ giấy lộn !
  • Phương_Anh
    28/06/2012 08:47
    Nếu đúng như vậy thì potay rồi! Còn nếu không đúng thì chỉ là "xạo".
  • Tiger
    28/06/2012 08:47
    Nếu còn một tờ giấy lộn như thế trôi sông nữa, chắc chắn Năm Nổ sẽ nhảy theo ... cứu .
  • Lanh
    28/06/2012 08:53
    Ở đâu cũng thế, kính yêu lãnh tụ là đúng nhưng phải bằng hành động thiết thực có lợi cho đất nước, xã hội, còn trường hợp hy sinh cả mạng sống để cứu lấy một tấm ảnh thì theo tôi là việc không đáng phải làm. Có lẽ nhà nước TT xem trọng mấy tấm ảnh của lãnh tụ hơn mạng sống của người dân thì phải.
  • tieu thu lang thang
    28/06/2012 08:55
    đúng là vớ vẩn nhất thời đại
  • thamvan
    28/06/2012 08:55
    Tôi cảm động với tin thần của đứa bé. Nhưng nếu đứa bé sống trong một môi trường tốt hơn và hi sinh cho những gì thật sự cao quí hơn thì hay biết mấy.
  • Lê Phương
    28/06/2012 08:57
    Xàm xí quá, họ đang nạp vào đầu trẻ em của họ cái gì vậy???
  • cựu chiến binh
    28/06/2012 08:58
    quá tội cho bé!đúng là 1 trò mị dân
  • Xích lô
    28/06/2012 08:59
    BTT đã đạt được mục đích : biến dân chúng thành những con thiêu thân .
  • MaiMai
    28/06/2012 09:02
    Chính sách mỵ dân, làm tôi nhớ đến chuyện Đông Chu Liệt Quốc kể rằng Tề Hoàn Công nói với đầu bếp Dịch Nha: “Món gì trẫm cũng từng ăn qua, chỉ có thịt người là chưa ăn”. Hôm sau Dịch Nha dâng lên vua một món thịt, vua ăn, thấy rất ngon, vừa mềm vừa có hương vị lạ, bèn hỏi đó là thịt gì, Dịch Nha thưa: “Hôm qua bệ hạ nói rằng chỉ có thịt người là chưa được ăn vì thế thần đã làm thịt đứa con trai của mình để dâng lên bệ hạ.” Sự quy phục đến thật kinh khủng.
  • Hữu Hải
    28/06/2012 09:03
    Đúng là tao lao, chỉ vì bức ảnh thôi mà cũng coi hơn mạng người
  • Dung Ngã
    28/06/2012 09:06
    Cuồng tín!!!
  • Mâytim
    28/06/2012 09:06
    Mấy bức ảnh vô giá trị lại đi đánh đổi mạng người. Trẻ em TT và người dân được đào tạo sùng kính lãnh tụ như thần thánh đến mê muội, bao giờ họ mới thức tỉnh đây?
  • Huynh Anh
    28/06/2012 09:08
    -Đối với một đất nước tôn thờ lãnh tụ như thánh sống thì làm mất ảnh treo thờ trong nhà là bất kính, phải bị trừng phạt nên nhiều người mới phải liều mạng như thế!
  • ha tran
    28/06/2012 09:09
    Tuyên truyền kiểu con nít ? Khùng mới tin !!!
  • Minh
    28/06/2012 09:12
    Ảnh thì có thể rọi ra hàng ngàn tấm với giá chỉ tương đương 1 bữa ăn cho 1 tấm. Nhưng con người thì... Tin này không gây xúc động mà là gây phẫn nộ!
  • sáu dốt
    28/06/2012 09:22
    Chuyện nầy có thật, không tin hỏi ...Năm Nổ thử coi.
  • Sáu Ngọc
    28/06/2012 09:24
    Nếu tôi không lầm thì hiện nay đang là tháng Sáu chớ không phải là tháng Tư . Bác ba Phi mà đọc xong tin này chắc phải xá dài ...
  • dqd
    28/06/2012 09:27
    Đúng là chuyện tào lao. Sự việc như thế chỉ có thể đưa người dân của một đất nước càng ngày càng trở nên mộng mị, hành động mù quáng mà thôi.
  • Trịnh Hà
    28/06/2012 09:28
    Các bạn cần phải biet người TT họ rất kính trọng Lãnh tụ, vì Lãnh tụ của họ luôn được họ tin tưởng
  • Tư Sài Gòn
    28/06/2012 09:39
    Thật đau lòng khi thấy em hy sinh mạng sống vì lý tưởng đã bị nhồi nhét vào đầu óc trong sáng của em. Em hy sinh vì cái gì ? Hay em nghĩ là sự hy sinh của em sẽ cho cha mẹ em thêm vài ký gạo cho mùa đông sắp đến ??? Hay cho lý lịch nhà em thêm một dấu son??? Dù sao thì tôi nghĩ bây giờ em đã được hạnh phúc hơn những bạn bè em còn ở lại. Cầu chúc cho em kiếp sau được sinh ra trên một đất nước biết yêu thương & tôn trọng trẻ em.
  • Thanh Tuấn
    28/06/2012 09:42
    Nếu quả thật có thưởng cho những chuyện như thế thì những người cùng quẫn ở Bắc Triều Tiên sẽ đổi mạng sống của mình để mưu tìm đường sống cho gia đình. Thật nguy hiểm với chính sách ngu dân kiểu như thế. Tôi mừng là ở đất nước chúng ta chưa nghe thấy có chuyện tương tự.
  • Lê Song Phi Tần
    28/06/2012 09:42
    Dù là bức ảnh của lãnh tụ nhưng mạng người vẫn quý hơn cả . Cô bé này đã làm một việc hết sức dại dột để đến nổi phải thiệt thân . Không ai thương bản thân mình bằng mình .
  • Năm Nổ
    28/06/2012 09:51
    Câu chuyện rất đời thường, rất nhân tâm, đây chỉ là hành động của 1 cô bé bộc phát mà thôi, nó cũng giống như nhiều trường hợp của chúng ta ở VN, nhiều em thiếu niên mặc dù không biết bơi nhưng thấy tình huống hiểm nguy của người bạn mà cũng quên mình nhảy xuống cứu và chết đuối, vấn đề ở đây không phải là so sánh tờ giấy hay là con người mà hành động bộc phát lúc đó.
  • PKT
    28/06/2012 09:53
    Không thể bình luận gì về cô bé, ở đâu cũng thế thôi, các em được dạy gì thì biết cái ấy. Chỉ xin "chúc mừng" giới lãnh đạo TT đã thành công trong sự nghiệp "giáo dục" con người. Người ta tạo ra robot và cố gắng hoàn thiện nó cho càng giống con người càng tốt, đàng này có người lại "nâng cấp" con người thành ... robot.
  • NT
    28/06/2012 09:53
    Xin hỏi BBT là ý kiến của tôi cũng giống như của các bạn khác trên diễn đàn này mà sao BBT không cho đăng vậy? Xin cảm ơn.
    Tòa soạn trả lời: Có thể vì ý kiến của bạn trùng lắp với các bạn khác (như bạn nói) nên người xử lý có chọn lọc. Bạn có thể gởi lại ý kiến đó để chúng tôi kiểm tra lại. Cám ơn bạn đã góp ý.
  • Bùi Đức Lộc
    28/06/2012 09:54
    Kỳ quặc! Ảnh "lãnh tụ" mà giá trị hơn mạng sống của một con người?
  • Trung Nhân
    28/06/2012 09:57
    Chuyện không thể tin nổi vào những năm đầu của thế kỷ 21 này. Thế nhưng chuyện khó tin ấy lại xảy ra tại một quốc gia mà người dân cần cơm gạo hơn vũ khí.
  • Nguyễn Đúc Hoàng
    28/06/2012 10:00
    Tên cha căng chú kiết nào đã đẩy cô bé này xuống nước vậy!????
  • Lê Uy Lực
    28/06/2012 10:10
    Vất bỏ cái duy nhất mình có trong đời người để cứu lấy cái mà người ta có thể sản xuất hàng loạt, đó không phải là sự hy sinh mà là sự ngu muội.
  • Nguyễn Thịnh
    28/06/2012 10:11
    Điên rồ
  • heo cù nài
    28/06/2012 10:26
    Năm Nổ mà ở TT thì sẽ có tinh thần hy sinh cao hơn đứa bé này nữa! Phải không Anh Năm?
  • lê văn
    28/06/2012 10:32
    Tội nghiệp cho đứa bé chưa có đủ trí khôn!
  • Bạn đọc
    28/06/2012 10:59
    Chúng ta cũng chỉ mới đổi mới đây thôi các bạn hà, nói cho cùng như một độc giả của Báo Người lao động đã chia sẻ đại loại:" nước cận nghèo mà đi phê phán nước chuẩn nghèo?!".
  • Bảo
    28/06/2012 11:06
    Tội nghiệp đứa bé, nói riêng , và cả người dân Triều tiên nói chung, họ bị nhồi sọ đến mụ mị mất rồi, đói khổ như tù mà cứ tưởng mình sung sướng nhất thế giới.
  • ngo minh phu
    28/06/2012 11:13
    Đúng là bi hài kịch.Bó tay với cái đất nước này.
  • Lê Song Phi Tần
    28/06/2012 11:46
    @ Năm Nổ : Nếu tất cả ai cũng có tinh thần cao như Năm Nổ nói thì cuối cùng chỉ còn lại những cái khung ảnh .
  • Bà 8 Sydney
    28/06/2012 11:55
    Chỉ có đọc báo NLĐ thì mới thấy được những comment rất thật (bên cạnh những comment viết theo kiểu cho sướng tay, nhưng đầu thì nghĩ khác)
  • Tào Lao
    28/06/2012 11:57
    Đúng là chính quyền đang mị dân, cổ vũ dân chúng, nghiêm trong hơn là trẻ em làm những việc tào lao. Xin các bác dừng lại dùm cho để dân bớt đau thương.
  • Xuân Thanh
    28/06/2012 11:58
    Vậy là ở Triều Tiên khuyến khích mọi người chết vì cứu lấy ảnh của lãnh đạo hả ??? Đúng là tào lao
  • Năm Nổ
    28/06/2012 12:12
    Tất cả các comments đã "bình loạn" chủ đề này một cách thiển cận, đầu óc không hề có chút tư duy về tình cảm lý trí và tâm lý của con người gì cả. Bài báo nêu rõ đây là ý nghĩa của việc làm bộc phát một cách rất con người, rất tự nhiên, và điều này được tạm hiểu như là đưa tay với lấy tấm ảnh mà bị trượt chân theo dòng nước lũ cuốn chẳng hạn. Hành động này rất khác với việc thấy tấm ảnh giữa dòng nước mà lội ra lấy vào.
  • kyky
    28/06/2012 12:22
    Lãnh tụ vĩ đại là người có thể hy sinh cả đời mình cho dân tộc, Bác Hồ là minh chứng cho điều đó. Chứ không như các anh BTT bắt người dân phải hy sinh vì mình, đó là độc tài.
  • Thuan
    28/06/2012 12:50
    Cái này chẳng qua là 1 tai nạn chết đuối rồi nhân đó thổi phồng sự kiện khích kệ tinh thần dân chúng và tôn vinh thần tượng. Rồi sách lịch sử sẽ ghi nhận sự việc như 1 tinh thần anh dũng chứ có ai biết cô bé đó và gia đình có muốn hy sinh như vậy đâu, chẳng qua 1 tai nạn mà thôi.
  • Kiến Hòa
    28/06/2012 12:59
    Chuyện có thật ở Triều Tiên sao nhiều còm sĩ nhà ta (bạn đọc của báo NLĐ) lại không tin!?. Chuyện gì sẽ xảy ra cho gia đình cô bé 14 tuổi này sau cơn lũ lụt nếu họ để mất những tấm hình của các lãnh tụ kính yêu?. Câu hỏi này thì những đứa trẻ 5 tuổi ở TT cũng trả lời được.
  • huy
    28/06/2012 13:08
    Nghe giống thời vua chúa quá, hình như vẫn còn triều đại Triều Tiên thì phải, người dân xả thân để cứu ... mấy tấm hình của vua chúa, haha, mắc cười thiệt. Cứu ông chủ tịch gì đó bị ai xô xuống sông nghe còn có lý.
  • Ba Lém
    28/06/2012 14:01
    Có lẽ BTT chỉ còn dưới al-Qaeda và Taliban một bậc là chưa nhồi sọ cho trẻ em mang bom đi kích nổ ở đâu đó thôi.
  • hai tung tung
    28/06/2012 14:04
    chỉ vì những bức ảnh lãnh tụ mà cô bé đã dám hy sinh thân mình thì thử hỏi nếu có chiến tranh với Hàn quốc thì sẽ có hàng ngàn trẻ em sẵn sàng ôm bom tấn công Hàn quốc , các nhà hoạch định chiến tranh HQ phải tính đến điều khủng khiếp này!
  • Lâm ly
    28/06/2012 14:14
    Xin chúc mừng gia đình của cháu Han và những cô,thầy , lãnh đạo thanh niên v.v... Các người thật đáng hãnh diện vì đã có một người con làm rạng danh gia đình, đất nước như thế. Nhờ ông Năm Nổ gởi lời dùm, cám ơn.
  • Chỉ Khổ Dân
    28/06/2012 14:18
    ui!! anh năm nổ ak!! anh đi ca ngợi hành động này ak?? ở nước văn minh tổng thống sẵn sàng thỏa thuận để cứu 1 người dân vô tội!! vì mấy tấm ảnh mà hi sinh mình có phải là có lỗi với bố mẹ quá không?? anh có nghĩ tới chưa?? 14 năm để nuôi 1 con người sống không phải dễ, chỉ vì 1 tấm ảnh mà làm vậy có nghĩ gì tới tình mẫu tử chưa?? cứu ng` vinh danh là anh hùng!! vì ảnh mà mất chữ hiếu và chữ tình chỉ hữu danh vô thực
  • Kim Chua Khau
    28/06/2012 14:19
    Sáng nay vua nước Cờ Hoa ngồi đọc báo NLĐ, uống cà phê xong bèn cấp tốc triệu quan xếp sòng cơ quan dò la hải ngoại (thường gọi là XỊA) lại mà hỏi rằng: "Cái tin cô bé dũng cảm ở nước bắc Củ Sâm như báo NLĐ đã đưa tin có xác thực không?". Quan XỊA thưa rằng: "Đúng trăm phần trăm". Vua hỏi tiếp: "Thế loại người như cô bé dũng cảm ấy có nhiều không?". Quan lại thưa: "Loại người như thế ở nước ấy nhiều vô kể, phải lấy đấu mà đong". Vua nước Cờ Hoa nghe quan tâu mà sợ hãi, truyền cho quan coi kho lương mang muôn tấn gạo sang nước bắc Củ Sâm mà cầu hòa. Thiên hạ lại thái bình.
  • Huynh Van Phu
    28/06/2012 14:23
    Các bạn chẳng hiểu cái gì cả mà đi trách em bé. Em bé hành động như vậy là đúng rồi. Vì ở BTT, nếu không làm như vậy thì sẽ được coi là bất kính với lãnh tụ, đồng nghĩa với phản chế độ. Nếu lỡ ai đó phát hiện em thấy tấm ảnh bị nước cuốn trôi mà không "cứu" lấy, có thể em ấy và gia đình em ấy sẽ không có tương lai. Thôi thà hi sinh tấm thân nhỏ bé của mình để cha mẹ, anh chị em được yên thân thì tại sao lại không làm chứ!
  • Hulk
    28/06/2012 15:13
    Nếu Năm Nổ ở TT mà có lụt, Năm Nổ có chạy rẽ sóng sang hai bên không (tẩu như phi)? hay có khi Năm Nổ lại chạy lại để cứu các bức ảnh? Cho bà con biết câu trả lời để ngưỡng mộ cái coi?
Best Blogger TipsBest Blogger Tips